
-
Đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin vững chắc để “đón sóng” trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
-
Người dùng iPhone 7 Plus, iPhone 8 lưu ý: Apple vừa đưa ra quyết định quan trọng
-
MobiFone hợp tác với NGS xây dựng nền công nghệ tự chủ và bảo mật quốc gia
-
Thị trường loa Việt Nam vào “kỷ nguyên lifestyle”: Âm thanh không chỉ để nghe
-
An ninh mạng Việt Nam: Lo ngại khi "cửa" vẫn rất rộng cho tin tặc -
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
![]() |
Việc xử lý sự cố dự kiến phải kéo dài thêm gần 2 ngày so với kế hoạch ban đầu. |
Trao đổi riêng với Phóng viên vào tối ngày 10/5, Giám đốc Công ty Viễn thông quốc tế (VNPT-I), ông Lâm Quốc Cường cho hay: Hiện nay đội tàu xử lý sự cố và đội ngũ kỹ thuật của Trung tâm điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (Asia Gateway Pacific) vẫn đang nỗ lực hoạt động tại khu vực cáp bị đứt. Tuy nhiên, do điều kiện liên quan tới kỹ thuật, thời tiết chưa cho phép, dự kiến việc xử lý này phải kéo dài thêm 2 ngày, đến 17h00 ngày 12/5 mới hàn xong mối nối cuối cùng thay vì 19h00 ngày 10/5 như kế hoạch đặt ra.
Đây là thông tin mới nhất vừa được Trung tâm điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương cập nhật cho VNPT-I.
Tuy việc hàn nối chưa hoàn thành để 100% kênh truyền tuyến cáp quang biển AAG được khôi phục, kết nối Internet của Việt Nam đi quốc tế sẽ trở lại bình thường, nhưng theo ông Lâm Quốc Cường, hiện nay chất lượng Internet đi quốc tế đã ổn định hơn nhiều do nỗ lực xử lý sự cố của Asia Gateway Pacific trong những ngày qua.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet trong nước cũng đã nhanh chóng triển khai phương án ứng cứu, khắc phục thực tế để đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng.
Ví dụ, VNPT đã mở 20 Gbps từ Việt Nam đi Hong Kong trên tuyến cáp đất liền qua Trung Quốc, đồng thời làm việc với đối tác Google để ứng cứu thông tin cho các kênh Internet Peering và đáp ứng kế hoạch mở kênh Internet quốc tế ngay sau khi có sự cố xảy ra.
Ngoài ra. VNPT cũng mở thêm 100 Gbps Backbone ứng cứu trên hệ thống ALU mới đầu tư để lưu thoát lưu lượng, đảm bảo chất lượng ổn định cho người sử dụng Internet.
Đối với Viettel, doanh nghiệp này đã triển phương án bổ sung dung lượng kết nối trên các hướng quốc tế đi qua cáp quang biển liên Á (IA) và 2 hướng cáp quang đất liền đi qua ChinaTelecom và ChinaUnicom, với tổng dung lượng kết nối được bổ sung là 60 Gbps…

-
Game Việt tìm cách vượt ngưỡng 1 tỷ USD -
MobiFone hợp tác với NGS xây dựng nền công nghệ tự chủ và bảo mật quốc gia -
Thị trường loa Việt Nam vào “kỷ nguyên lifestyle”: Âm thanh không chỉ để nghe -
Google Chrome sắp có tính năng tự động thay đổi mật khẩu bị rò rỉ -
An ninh mạng Việt Nam: Lo ngại khi "cửa" vẫn rất rộng cho tin tặc -
Viettel chi gần 2.000 tỷ đồng sở hữu “băng tần kim cương” 700MHz -
Dung lượng pin iPhone 17 Air bị chê thấp hơn cả smartphone tầm trung
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số