-
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão -
Ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã -
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về quản lý, sử dụng tài sản công -
Kiện toàn thành viên Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng -
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường -
Đánh giá về chống tiêu cực còn “mờ nhạt”
Chiều 12/11/2018, Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPP cùng các văn kiện liên quan với 100% đại biểu tán thành |
Bộ Công thương vừa báo cáo với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình triển khai Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
CPTPP có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế với Việt Nam
Theo Hiệp định, Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 66% số dòng thuế ngay khi CPTPP có hiệu lực (14/1/2019) và 86,5% số dòng thuế sau 3 năm. Các mặt hàng còn lại có lộ trình giảm thuế chủ yếu từ 5 đến 10 năm. Đổi lại, 10 thành viên CPTPP xóa bỏ hoàn toàn từ 97% đến 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam.
Gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường CPTPP được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay hoặc theo lộ trình. Vì vậy, theo đánh giá của Bộ Công thương, sau một năm tham gia CPTPP, mặc dù lợi ích tiếp cận thị trường Hoa Kỳ không còn nhưng CPTPP vẫn có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế với Việt Nam. Vì vậy, về tổng thể tham gia vào sân chơi có quy mô kinh tế chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD/năm, trong đó bao gồm nhiều thị trường lớn như Nhật Bản, Canada, Australia vẫn có lợi cho Việt vì mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra, Hiệp định CPTPP giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,1% vào năm 2030; tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần giảm 600.000 người nghèo (ở mức chuẩn nghèo 5,5 USD/ngày) và tất cả các nhóm lao động trong mọi ngành nghề, lĩnh vực đều được hưởng lợi. Còn nghiên cứu của Viện nghiên cứu Chính sách quốc gia Nhật Bản dự báo, Việt Nam là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP, theo đó, GDP của Việt Nam sẽ tăng tổng cộng 6,5% từ nay đến năm 2035.
Còn theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4% - 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% - 9,6%.
Sau một năm tham gia vào khu vực thương mại tự do thế hệ mới có thị trường trên 500 triệu dân, trong đó có nhiều nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Canada, Australia..., theo đánh giá của Bộ Công thương, sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất - nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn thay vì dựa quá nhiều vào thị trường Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước ASEAN.
“Đây là yếu tố then chốt giúp Việt Nam nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế vì theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, dự báo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ 54 tỷ USD lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu”, Bộ Công thương cho biết.
Sát cánh cùng doanh nghiệp để khai thác CPTPP
Đứng trước cơ hội này, nên ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, Bộ Công thương cho biết, hầu hết các bộ ngành, địa địa phương đã tiến hành hoạt động tuyên truyền Hiệp định cho cộng đồng doanh nghiệp thông qua hội nghị, hội thảo, tập huấn... Chỉ riêng năm 2019 đã có ít nhất 560 hội nghị, hội thảo và tập huấn về CPTPP được tổ chức từ trung ương đến địa phương, không kể hàng chục ngàn tin bài liên quan đến CPTPP được các cơ quan báo chí đăng tải. Ngoài ra, nhiều bộ ngành, địa phương đã chủ động thiết lập chuyên mục về CPTPP để đăng tải thông tin liên quan đến Hiệp định tự do thế hệ mới này.
“Các hoạt động này đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao sự hiểu biết và nhận thức của người dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý đối với Hiệp định CPTPP. Kết quả là đã có khoảng 86% doanh nghiệp đã biết hoặc đã tìm hiểu về Hiệp định”, báo cáo của Bộ Công thương cho biết.
Bộ Công thương là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong thực hiện nên trước khi Hiệp định có hiệu lực đã thiết lập và đưa vào vận hành chuyên trang thông tin điện tử về Hiệp định nhằm cung cấp thông tin và tương tác với công chúng về CPTPP.
"Kể từ khi chuyên trang này hoạt động, Bộ Công thương đã tiếp nhận và xử lý nhiều vướng mắc thực tiễn mà doanh nghiệp gặp phải cũng như cung cấp thông tin giải thích liên quan đến các cam kết trong Hiệp định. Hiện nay, Bộ Công thương đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới nâng cấp trang thông tin điện tử lên Cổng thông tin điện tử về FTA. Khi hoàn thành, Cổng thông tin này trở thành kênh cung cấp thông tin có tương tác trực tuyến rất hữu ích cho các doanh nghiệp và người dân muốn tìm hiểu kỹ để tận dụng Hiệp định CPTPP”, Bộ Công thương cho biết.
Với tư cách là đơn vị đầu mối, chủ trì triển khai CPTPP, Bộ Công thương đã yêu cầu hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tăng cường nghiên cứu thị trường nước sở tại thông qua báo cáo định kỳ, đột xuất để cập nhật thị trường CPTPP liên quan đến chính sách xuất-nhập khẩu, yêu cầu kỹ thuật, vấn đề pháp lý, các biện pháp phòng vệ thương mại, xã minh ngồn hàng, đối tác… từ đó đưa ra những nhận định và phân tích chuyên sâu phục vụ cho việc dự báo nhằm phục vụ cộng đồng doanh nghiệp.
Kết quả sau một năm thực hiện CPTPP, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2019, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường hơn 500 triệu dân này tăng mạnh, trong đó xuất khẩu vào Canada tăng gần 30%; Mexico tăng 26,3% (2 đối tác chưa từng tham gia bất cứ hiệp định thương mại tự do nào với Việt Nam trước đây).
Tuy nhiên, thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các đối tác CPTPP còn rất khiêm tốn như chỉ chiếm 2,8% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của thị trường Nhật Bản; 1,6% thị trường Australia; 1,3% thị trường Newzealand; 0,9% thị trường Singapore; 0,8% thị trường Canada… Và hiện mới có 1,86% số doanh nghiệp thực sự quan tâm tới thị trường CPTPP; và cũng mới chỉ có 40% địa phương có hoạt động xuất khẩu vào CPTPP sau một năm thực hiện Hệp định.
Bộ Công thương cho rằng, đây chính là tiềm năng để tăng trưởng xuất khẩu, nâng cao thị phần tại thị trường các đối tác này.
“Hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng luôn đi kèm với các rủi ro và thách thức. Tuy nhiên, kinh nghiệm quốc tế cũng như của 30 năm hội nhập của nước ta cho thấy, thuận lợi là cơ bản, chủ yếu, rủi ro và thách thức có thể kiểm soát được nếu có sự thống nhất về nhận thức rủi ro và hành động để phòng tránh rủi ro, vượt qua thách thức”, Bộ Công thương nhận định.
-
Hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường -
Đánh giá về chống tiêu cực còn “mờ nhạt” -
Trình Chính phủ Dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khôi phục sản xuất sau bão -
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới -
Sau bão số 3, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương thiệt hại hơn 36.000 tỷ đồng -
Xuất cấp lương thực, vật tư, hóa chất khử khuẩn cho địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024