-
Lâm Đồng nêu nguyên nhân thu hút FDI chưa đạt kỳ vọng
-
Phát triển Hậu Giang trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng ĐBSCL
-
Đưa vào khai thác 2 dự án giao thông quan trọng tại miền Tây Nam Bộ
-
Lâm Đồng: Tiến độ triển khai lập các đồ án quy hoạch còn chậm
-
Tập đoàn DMCC (UAE) quan tâm hợp tác đầu tư về logistics, năng lượng vào Bình Định -
Chọn tư vấn rà soát, đánh giá kết quả quy hoạch Sân bay Đà Nẵng
![]() |
Khánh Hòa sẽ xây dựng Khu kinh tế Vân Phong trở thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực |
Mục tiêu đến năm 2050
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2050, sẽ trở thành một trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước; là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc, ngang tầm khu vực châu Á; một trong những đô thị ven biển thu hút khách du lịch và có môi trường đáng sống hàng đầu của châu lục. Tỉnh khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế cho phát triển với kinh tế biển là nền tảng; công nghiệp chế biến, chế tạo công nghiệp cao, dịch vụ logistics, công nghiệp năng lượng, kinh tế số là đột phá; du lịch là mũi nhọn.
Tỉnh sẽ phát triển mạnh nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tập trung vào những ngành quan trọng như du lịch, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ logistics, cảng biển, thủy sản và hậu cần nghề cá, công nghệ thông tin. Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là các lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế biển.
Đồng thời, Khánh Hòa huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội để tạo đột phá trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại; trọng tâm là các dự án trọng điểm, lan tỏa, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị và ứng phó biến đổi khí hậu.
Khánh Hòa là tỉnh duy nhất có 3 vịnh biển đẹp là vịnh Nha Trang, Vân Phong và vịnh Cam Ranh, là điều kiện lý tưởng không chỉ cho phát triển du lịch, mà cả kinh tế biển của tỉnh, đặc biệt là phát triển cảng biển và khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản.
Đặc biệt, tỉnh tập trung phát triển các khu vực gồm: khu vực vịnh Vân Phong, TP. Nha Trang, khu vực vịnh Cam Ranh và đô thị Cam Lâm để tạo động lực phát triển mới. Trong đó, tỉnh sẽ phát triển toàn diện Khu kinh tế Vân Phong, tập trung vào du lịch biển chất lượng cao và đô thị du lịch biển cao cấp; cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng biển, logistics; công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp năng lượng hiện đại, thân thiện với môi trường.
Ngày 27/3, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040, tầm nhìn đến 2050. Quyết định nêu rõ, Khu kinh tế Vân Phong thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư, là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cả nước. Trong đó, kinh tế biển là nền tảng, có cảng trung chuyển container quốc tế và dịch vụ logistics, đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp giữ vai trò quan trọng, kết hợp phát triển các ngành kinh tế khác...
Hiện thực hóa khát vọng
Hội nghị liên kết và xúc tiến đầu tư với chủ đề “Liên kết - Hợp tác - Đầu tư phát triển dịch vụ logistics tại cảng Cam Ranh” diễn ra tại cảng Cam Ranh hồi cuối tháng 2/2023 đã thu hút nhiều khách hàng, đối tác quan tâm. Tại Hội nghị, Công ty cổ phần Cảng Cam Ranh đã ký kết nhiều biên bản thoả thuận hợp tác với các đối tác và khách hàng. Trong đó, hợp tác với Công ty cổ phần Đường Việt Nam (thuộc Công ty cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk) để cung cấp các dịch vụ logistics tại cảng, như bốc xếp, giao nhận, lưu kho và vận chuyển hàng hóa; hợp tác chế tạo, sửa chữa cơ khí hàng hải với Công ty TNHH Công nghiệp Tây Nam; hợp tác với Công ty TNHH DS PARTNER để đầu tư kho lạnh tại cảng; hợp tác với Công ty cổ phần Logistics Tân thế giới để cung cấp dịch vụ xếp dỡ, lưu kho bãi và vận chuyển hàng hóa nhằm phát triển chuỗi dịch vụ logistics tại khu vực Cam Ranh - Khánh Hòa…
Lãnh đạo Công ty cổ phần Cảng Cam Ranh nhấn mạnh: “Các thỏa thuận hợp tác sẽ giúp cảng Cam Ranh phát triển toàn diện trong lĩnh vực logistics và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đây sẽ là tiền đề trong việc đưa cảng trở thành một trong những trung tâm logistics hàng đầu của khu vực Nam Trung bộ - Tây Nguyên”.
Theo ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, sau khi các cơ chế chính sách đặc thù được áp dụng và triển khai, hy vọng trong tương lai không xa, Khu kinh tế Vân Phong có thể hướng tới trở thành hình mẫu về phát triển kinh tế biển, phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, trở thành một trong các trung tâm kinh tế biển hiện đại, phát triển đột phá cho tỉnh và khu vực như kỳ vọng.
Với lợi thế kinh tế biển, Khánh Hòa đang tập trung vào đánh bắt, nuôi trồng, chế biến sâu các loại hải sản. Đồng thời, tăng cường phát triển các cụm đảo, các khu du lịch biển đảo; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư để đầu tư các hệ thống cảng biển, dịch vụ logistics để trung chuyển hàng hóa, kể cả để xuất khẩu và nhập khẩu.

-
Đưa vào khai thác 2 dự án giao thông quan trọng tại miền Tây Nam Bộ -
Lâm Đồng: Tiến độ triển khai lập các đồ án quy hoạch còn chậm -
Tập đoàn DMCC (UAE) quan tâm hợp tác đầu tư về logistics, năng lượng vào Bình Định -
Chọn tư vấn rà soát, đánh giá kết quả quy hoạch Sân bay Đà Nẵng -
Kiến tạo động lực phát triển xứ Tây Đô từ tầm nhìn quy hoạch -
Bạc Liêu đồng hành với doanh nghiệp trong phát triển bền vững -
Năm 2023, lần đầu tiên GRDP của Nam Định đạt mức tăng trưởng hai con số
-
Sáng kiến giúp Lọc dầu Dung Quất tăng công suất đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật
-
Gas South khánh thành trạm chiết nạp LPG Nha Trang
-
Giật nắp, nghiêng chai, năm mới phát tài cùng Tuborg
-
Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút lao động chất lượng cao
-
Nhận ưu đãi chiết khấu hàng trăm triệu khi mua căn hộ Khai Sơn City
-
HSC được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2023