
-
Hà Nội: Hơn 3.800 di tích, di sản, công trình cần bảo vệ theo Luật Thủ đô
-
[Ảnh] Hào hùng khúc tráng ca “Đảng trong mùa xuân đại thắng”
-
TP.HCM: 10.500 thiết bị bay không người lái thắp sáng bầu trời
-
"Đảng trong mùa Xuân đại thắng": Đêm nghệ thuật thiêng liêng nối dài hào khí Việt Nam
-
Hà Nội tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự dịp lễ 30/4, 1/5 -
Quảng Bình cấp phép khai thác khoáng sản tại đô thị Dinh Mười
Hãng nghiên cứu Nielsen vừa công bố báo cáo nghiên cứu về hành vi tiêu dùng quý IV/2015. Theo đó, người tiêu dùng Việt có tinh thần tiết kiệm tiền vào bậc cao nhất toàn cầu với 79% người được hỏi dùng tiền nhàn rỗi để tiết kiệm, cao hơn nhiều so với các nước khác như Thái Lan (60%), Singapore (64%).
|
Người Việt có xu hướng tiết kiệm tiền vượt trội so với các nước khác. |
Tinh thần tiết kiệm của người Việt cũng cao hơn hẳn so với châu Âu và Bắc Mỹ với nơi kết quả khảo sát cho thấy con số lần lượt là 36-45%. Ngoài tiết kiệm, người tiêu dùng Việt Nam thường dùng tiền nhàn rỗi để mua sắm và giải trí, trong khi hành vi phổ biến ở nhiều nước là để trả nợ hoặc mang đi đầu tư.
Cụ thể, có tới 44% người Việt được khảo sát dùng tiền nhàn rỗi vào việc đi du lịch và mua sắm quần áo mới, 38% mua sắm các sản phẩm công nghệ mới. Tỷ lệ dùng vào trang trí nhà cửa đạt 40%, trong khi chi tiêu cho các hoạt động giải trí là 37%.
Trong bối cảnh chi phí sinh hoạt có xu hướng tăng tại Việt Nam, khuynh hướng thay đổi thói quen chi tiêu để tiết kiệm chi phí vẫn là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng Việt. 8 trên 10 người đã điều chỉnh thói quen trong 12 tháng qua để hạn chế các khoản chi tiêu của mình.
![]() |
Các phương pháp được áp dụng là hạn chế mua quần áo mới, tiết kiệm tiền gas và điện, hoãn thay thế các sản phẩm gia dụng. Bên cạnh đó, phân nửa người Việt cũng đã giảm chi tiêu cho các khoản giải trí bên ngoài gia đình và chi phí sử dụng điện thoại. Người tiêu dùng còn cắt giảm chi phí thực phẩm, phí điện thoại, hoạt động giải trí.
Bất ổn kinh tế được xem là một trong những mối lo lớn của người tiêu dùng bên cạnh sức khoẻ, việc làm và sinh hoạt phí tăng.
"Người tiêu dùng ngày nay không chỉ đơn thuần là quan tâm đến chuyện lo cho bữa ăn hàng ngày, mà mong muốn có cuộc sống tốt hơn. Điều này kéo theo việc xuất hiện và gia tăng các mong đợi và các ưu tiên khác. Hầu hết người tiêu dùng đều khao khát có nhà riêng hoặc đi du lịch trong khoảng thời gian dài, do đó nhu cầu tiết kiệm ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn có một sự bi quan nhất định dành cho thị trường", Tổng giám đốc Vaughan - Công ty Nielsen Việt Nam nói.
Dù vậy, chỉ số niềm tin người tiêu dùng cuối quý IV/2015 vẫn tăng 3 điểm, lên 108 điểm (tăng 3 điểm) so với quý III/2015. Với chỉ số này, Việt Nam xếp thứ 6 toàn cầu về mức độ lạc quan của người tiêu dùng.
-
"Đảng trong mùa Xuân đại thắng": Đêm nghệ thuật thiêng liêng nối dài hào khí Việt Nam -
Hà Nội tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự dịp lễ 30/4, 1/5 -
Quảng Bình cấp phép khai thác khoáng sản tại đô thị Dinh Mười -
Kon Tum dự kiến đấu giá 18 mỏ khoáng sản -
Vì sao phải lấn biển để xây dựng sân bay Lý Sơn? -
Lịch trình Lễ diễu binh, diễu hành sáng 30/4/2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Hình ảnh buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành khí thế trên đường Lê Duẩn
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)