
-
CONINCO cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Có doanh nghiệp thực sự mạnh, Việt Nam sẽ đột phá trong chuyển đổi số và xanh
-
Doanh thu Viettel Global tăng trưởng 6 quý liên tiếp trên 20%
-
Chặn doanh nghiệp đăng ký vốn ảo: Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tăng quyền cho địa phương
-
Bảng xếp hạng PCI cuối cùng có đủ 63 tỉnh, thành phố sắp được công bố -
Hạ tầng giao thông Đèo Cả đạt doanh thu 735 tỷ đồng trong quý I/2025
TIN LIÊN QUAN | |
Vinatex kiếm hàng chục nghìn tỷ đồng từ thị trường nội địa | |
Doanh nghiệp Việt lo sợ trước hàng Thái | |
Ngành gỗ bị “cướp” phần lớn sân nhà |
Câu chuyện không còn mới, nhưng cú “sảy chân” của đại gia Diệu Hiền và Thủy sản Bình An vào các năm 2012 - 2013 cho đến nay vẫn là một bài học xương máu cho các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Dù đã bước đầu qua được cơn bĩ cực, song còn rất lâu nữa, Thủy sản Bình An mới có thể lấy lại thời hoàng kim một thuở.
Ông Trần Tấn Đạt, CEO Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Quân Đạt trong vai CEO của chương trình kỳ này |
Chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu những năm 2008 - 2009, không ít DN xuất khẩu Việt Nam gặp nhiều khó khăn vì bị mất hoặc thu hẹp thị trường. Không chỉ DN xuất khẩu thủy sản, mà cả dệt may, da giày, gạo, đồ gỗ… đều gặp khó. Trước tình thế này, nhiều DN đã quyết định quay trở về thị trường nội địa.
Gần đây, các DN chuyên sản xuất ống thép hàn xuất khẩu của Việt Nam cũng điêu đứng vì các đơn kiện bán phá giá và chẳng còn cách nào khác, họ phải đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa. Từ Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, đến Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát… đều phải thực hiện biện pháp này.
Tất nhiên, đường quay về không hoàn toàn suôn sẻ. Có DN thành công, có DN tiếp tục sa vào nợ nần, thậm chí phá sản. Bởi thế, câu hỏi luôn được các DN này đặt ra là quay về bằng cách nào, chuyển hướng kinh doanh ra sao để không bị hụt chân? Và có thực sự cần thiết phải về với thị trường nội địa không, hay vẫn nên tập trung cho thị trường xuất khẩu? Đâu mới thực sự là thế mạnh và đường đi hợp lý cho DN?...
Dù câu chuyện này giờ không còn nóng bỏng như vài năm trước đây, do kinh tế toàn cầu và Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục, sức mua của thị trường được cải thiện hơn, song vẫn là nỗi lo muôn thuở của DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa.
Tình huống được đặt ra tại một DN chuyên thu mua, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản. Thị trường truyền thống của DN này trong nhiều năm qua là các nước lân cận liền biên giới. Tuy nhiên, gần đây, các thị trường truyền thống của DN có nhiều biến động, nhiều đối thủ mới xuất hiện, chính sách tại các nước nhập khẩu cũng có nhiều thay đổi, nên các sản phẩm của DN xuất sang các thị trường này quý nào cũng sụt giảm, riêng quý vừa rồi sụt giảm tới 27%. DN đang đứng trước nguy cơ phải đóng cửa.
Trước tình hình này, các cổ đông cho rằng, DN cần nhanh chóng quay về thị trường nội địa, vì dù sao đây cũng là sân nhà, có hơn 90 triệu dân và là thị trường đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, CEO lại cho rằng, thị trường trong nước cũng đang cạnh tranh gay gắt do các đối thủ thi nhau quay về. Thậm chí, nhiều DN đã quay về cách đây 3 - 4 năm rồi, kinh nghiệm nhiều, quen thuộc thị trường, tài chính ổn định hơn, nên công ty sẽ khó cạnh tranh được với họ.
Bài toán đặt ra: CEO nên làm như thế nào?
Có một câu chuyện được kể rằng, vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, Tập đoàn Parker khi đó gần như đã bị mất phương hướng sau một thời gian kinh doanh khó khăn vì mất thị trường truyền thống đã tổ chức một cuộc gặp mặt khách hàng cao cấp. Câu hỏi được đặt ra là: “Lần cuối cùng bạn nhận được một chiếc bút Parker vào khi nào?”.
Hầu hết các câu trả lời đều tương tự như nhau: đó là quà tặng nhân dịp sinh nhật, quà tặng nhân dịp lễ Giáng sinh... Điều đó có nghĩa rằng, Parker đang nằm trong thị trường kinh doanh quà tặng, không cùng với thị trường của những loại bút rẻ tiền khác. Việc này đã làm thay đổi hướng kinh doanh của Parker.
Thay vì bỏ công sức tìm cách cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, Parker tập trung vào việc thay đổi thiết kế và mẫu bao bì gói cho sản phẩm. Họ tăng ngân quỹ dành cho quảng cáo lên 60%. Họ nâng giá và bắt đầu chiến lược nhắm đến các đối tượng khách hàng là những người “sang trọng” và “có của”. Ngay lập tức, chiến lược của họ đã phát huy hiệu quả, vào thời điểm đó, khi thế giới đang rơi vào khủng hoảng, thì doanh thu của Parker đã tăng gần 50%.
Những câu chuyện này liệu có giúp CEO tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “thị trường cho chúng ta đang ở đâu?” để có quyết sách đúng cho DN của mình trong trường hợp cũng bị mất thị trường truyền thống như vậy?
Ông Trần Tấn Đạt, CEO Công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Quân Đạt (QDC) có thể sẽ giúp các CEO tìm ra được câu trả lời cho DN của mình, khi đóng vai trò là CEO để tranh biện với các cổ đông của công ty trong Chương trình CEO - Chìa khóa thành công kỳ này. Chương trình có chủ đề Chiến lược cạnh tranh - mất thị trường truyền thống.
Nhã Nam
-
Doanh thu Viettel Global tăng trưởng 6 quý liên tiếp trên 20% -
Chặn doanh nghiệp đăng ký vốn ảo: Chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, tăng quyền cho địa phương -
Bảng xếp hạng PCI cuối cùng có đủ 63 tỉnh, thành phố sắp được công bố -
Hạ tầng giao thông Đèo Cả đạt doanh thu 735 tỷ đồng trong quý I/2025 -
Chubb Life - 20 năm nâng tầm kết nối, đồng hành cùng khách hàng -
Legend Fest 2025 - Chiến lược phát triển điểm đến của Regal Group -
Tiêu thụ thép trong nước khởi sắc, nhưng xuất khẩu chậm lại
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025