-
Kỳ vọng "nổ" nhiều “bom tấn” IPO, 47,5 tỷ USD sẽ đổ vào thị trường khoán -
VIS Rating kỳ vọng điều kiện kinh doanh cải thiện trong năm 2025 -
Thay đổi bộ chỉ số HOSE-Index, nâng chất lượng cho rổ VN30 từ tháng 3/2025 -
Cảng Đình Vũ chốt quyền tạm ứng cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiền -
Chứng khoán HSC sắp chi gần 360 tỷ đồng trả cổ tức, tái bổ nhiệm CEO -
Lực cầu bắt đáy tăng vọt cuối phiên, VN-Index hồi phục lên 1.235 điểm
Cổ phiếu liên tiếp tăng giá là có dấu hiệu “làm giá” hoặc thông tin bị rò rỉ. Ảnh chỉ mang tính minh họa |
Lãnh đạo DN cũng tham gia “đội lái”
Động thái “làm giá” cổ phiếu không còn vô căn, bằng những thông tin đồn thổi, mà thường dựa vào thông tin thực của DN.
Theo nhiều nguồn tin, những người nằm trong “đội lái” là các nhà đầu tư lớn, các nhân viên môi giới chứng khoán (broker), thậm chí chính lãnh đạo DN - những người nắm rõ tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN nhất. Hiện tượng một số mã cổ phiếu tăng giá 50 - 100% chỉ trong vài ba tháng, trong khi thông tin được công khai liên quan đến DN không có yếu tố đột biến, là có dấu hiệu “làm giá”.
Lộ trình đẩy giá cổ phiếu được các bên tính toán kỹ lưỡng, kèm theo đó là việc tung thông tin để “dìm” hoặc “thổi” giá thông qua nhiều phương tiện truyền thông, trong đó có các diễn đàn mạng, trang web cá nhân…
Thực tế, để những thông tin liên quan đến DN được công bố kịp thời và công bằng là điều rất khó, bởi lợi ích cá nhân khi biết được thông tin là rất lớn. Với những thông tin có sức ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán, lãnh đạo DN sẽ phối hợp, bàn bạc với các broker để giao dịch cổ phiếu trước khi công bố thông tin rộng rãi ra bên ngoài.
Một trong những thông tin khiến giá cổ phiếu tăng đột biến trong thời gian ngắn là kết quả kinh doanh của DN bất ngờ “đảo ngược”. Diễn biến thị trường những tháng đầu năm cho thấy, khá nhiều cổ phiếu nhỏ tăng giá với tốc độ “phi mã”, trong đó có cả những mã nằm trong nhóm cổ phiếu bị cảnh báo do DN kinh doanh thua lỗ 7 quý liên tiếp, nhưng thông tin quý IV/2013 lãi lớn đã đảo ngược tình thế. Song không phải các nhà đầu tư đều đồng thời biết được thông tin này, khi biết được thì giá cổ phiếu đã tăng mạnh nhiều phiên liên tiếp.
Hầu hết nhà đầu tư phải chờ DN công bố kết quả kinh doanh cả năm 2013 mới hiểu lý do vì sao cổ phiếu tăng vọt.
CTCK giữ khách hàng bằng tin độc
Nhiều ý kiến cho rằng, vẫn có tình trạng thông tin về DN được cung cấp trước cho một số nhà đầu tư lớn hay bộ phận phân tích của CTCK, đặc biệt là những thông tin có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán như DN chuẩn bị bán dự án thu về một khoản tiền lớn, hay DN bắt đầu có lãi và thoát khỏi diện cảnh báo, kiểm soát... Nhà đầu tư nhỏ lẻ là những người biết sau cùng thông tin dạng này.
Khi thông tin chính thức được công bố ra thị trường thì nhà đầu tư nhỏ lẻ “đua không nổi”, hoặc “chạy không kịp” cổ phiếu đó. Trong bối cảnh thị trường giao dịch sôi động kể từ đầu năm đến nay, nhiều môi giới chứng khoán, nhất là những môi giới kỳ cựu, thường xuyên tiếp xúc với lãnh đạo DN để nắm bắt thông tin về DN, từ đó tư vấn sát sao hơn cho nhà đầu tư.
Đây cũng là cách để CTCK giữ khách hàng, nhất là khách hàng “VIP”, có khối lượng giao dịch mỗi phiên rất lớn. Giao dịch của các nhà đầu tư này tác động mạnh đến biến động giá cổ phiếu, nên khi xét thấy đủ điều kiện, môi giới chứng khoán sẽ phối hợp với các khách hàng lớn, thậm chí phối hợp với cả lãnh đạo DN để “làm giá” cổ phiếu bằng những thông tin trên.
Tại buổi đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo Sở GDCK TP. HCM (HOSE) với báo chí ngày 8/4 vừa qua, nhà đầu tư bức xúc về tình trạng nhiều DN cung cấp thông tin sớm hơn cho bộ phận phân tích của các CTCK, trong khi nhà đầu tư đại chúng nhận được thông tin muộn hơn. Lãnh đạo HOSE cho biết, trong thời gian qua, Sở đã có công văn nhắc nhở các DN chấp hành nghiêm các quy định về công bố thông tin, nhưng không ít DN mắc lỗi vi phạm này.
Nhìn ở khía cạnh khác, CTCK tư vấn niêm yết, phát hành, tái cấu trúc… cho DN, nên nắm rõ thông tin về DN. Với chức năng của mình, các CTCK sẽ đưa ra những thông tin đó (gồm thông tin được DN cung cấp trước) vào các bản phân tích, dự báo về tiềm năng khi đầu tư vào cổ phiếu của DN để đông đảo nhà đầu tư tham khảo.
Với nhiều CTCK, việc phân tích các mã cổ phiếu dựa trên thông tin từ DN cung cấp là cách để công ty “giữ chân” khách hàng, bởi báo cáo phân tích đó có chất lượng hơn hẳn báo cáo của các công ty khác. Tuy nhiên, không thể khẳng định việc biết trước thông tin này sẽ không dẫn tới hành vi làm giá, trục lợi, bất công bằng về ích.
Áp lực bán đã chững lại (Baodautu.vn) Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục trải qua một tuần giao dịch kém sôi động hơn khi thanh khoản tiếp tục sụt giảm so với tuần trước. Những kỳ vọng của thị trường dường như đã dần phản ánh hết vào đợt tăng giá trước đó và thị trường hiện tại cần chững lại để chờ đợi những kỳ vọng đó có đúng với thực tế hay không. |
Hoành Anh (ĐTCK)
-
Chứng khoán HSC sắp chi gần 360 tỷ đồng trả cổ tức, tái bổ nhiệm CEO -
Lực cầu bắt đáy tăng vọt cuối phiên, VN-Index hồi phục lên 1.235 điểm -
Dư nợ cho vay margin chứng khoán sẽ còn tăng trong năm 2025 -
Góc nhìn TTCK tuần 13-17/1: Nhà đầu tư nên dừng “bán tháo” -
Kênh đầu tư 2025: Vàng là tài sản chiến lược, thêm tiền chờ cơ hội giải ngân -
CEO AFA Capital: Năm 2025 cần hết sức lưu ý tỷ giá -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024