-
Quảng Nam yêu cầu không để xảy ra tình trạng lợi dụng dự án trang trại nhằm khai thác đất san lấp -
Đà Nẵng triệt xóa đường dây rửa tiền gần 30.000 tỷ đồng -
Khởi tố Chủ tịch Công ty Anh Phát Trịnh Xuân Nghiệm -
Phúc thẩm vụ Đăng kiểm: Tòa không chấp nhận kháng nghị tăng án của Viện Kiểm sát -
Xét xử phúc thẩm vụ đăng kiểm: Hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam được giảm án -
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá giao dịch 1.200 tỷ đồng
Hiện tất cả các trạm BOT trên cả nước vẫn phải sử dụng barie nên rất dễ gây ách tắc giao thông (Trong ảnh: Phương tiện qua trạm thu giá cao tốc Hà Nội - Bắc Giang) - Ảnh: Tạ Tôn |
Theo lộ trình tại Quyết định 07/2017 của Thủ tướng Chính phủ về thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng (ETC), hết năm 2018, các trạm thu giá trên QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên phải áp dụng thu giá không dừng (không còn barie); Hết năm 2019, sẽ áp dụng với toàn bộ các trạm trên toàn quốc. Để việc này thành hiện thực, cần triển khai những công việc cụ thể nào?
Bỏ barie phải có hình thức tài khoản trả sau
Ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, Bộ GTVT đã đưa ra 3 lộ trình thu giá không dừng. Giai đoạn 1, thu giá không dừng nhưng vẫn cần barie hiện đang triển khai. Có nghĩa là các trạm thu giá vẫn còn các gờ giảm tốc, barie, chủ phương tiện gắn thẻ Etag di chuyển qua trạm với tốc độ 30-40km/h, điều này vẫn mất thời gian. Chủ phương tiện phải nạp tiền vào tài khoản trả trước, barie chỉ mở cửa khi trong tài khoản có tiền. Giai đoạn 2, bỏ barie nhưng vẫn còn trạm, không cần người ở trạm thu giá mà chỉ có đầu đọc thẻ và đầu thu. Giai đoạn 3 cao hơn nữa, qua ETC như ở Singgapore, tức là có thể bỏ trạm thu giá và lái xe lưu thông với tốc độ trên 100 km/h.
Theo ông Toàn, hiện nay 28 trạm thu giá tự động không dừng trên QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đang ở giai đoạn 1 với phương thức trả trước. Nhà cung cấp dịch vụ ETC mở tài khoản trả trước và chủ phương tiện nộp tiền vào tài khoản để chi trả giá dịch vụ. “Bộ GTVT đang chỉ đạo, đến năm 2019 khi bỏ barie phải có hình thức tài khoản trả sau. Về công nghệ hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện có khoảng 3 triệu xe ô tô đang lưu hành, trong khi mới có khoảng 300.000 phương tiện được dán thẻ Etag, chiếm tỷ lệ khoảng 10%. Để bỏ được barie, cần 100% lái xe phải dán thẻ thu phí không dừng”, ông Toàn nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV VETC (đơn vụ cung cấp dịch vụ ETC) cho biết, công nghệ VETC đang triển khai là thiết kế để bỏ barie. Vì Việt Nam chủ yếu vẫn có văn hóa dùng tiền mặt nên phải có barie để kiểm soát tiền trong tài khoản. Ở Singapore, chủ xe phải đóng số tiền nhất định vào tài khoản để được quyền đi ô tô và khi chủ xe lưu thông sẽ tự động trừ tiền vé, trong trường hợp chủ xe nợ tiền họ sẽ thu qua đăng kiểm.
“Theo đề án thu phí không dừng, Bộ GTVT yêu cầu đến hết năm 2019, VETC phải dán thẻ miễn phí đủ 2 triệu xe mới thu tiền. Vấn đề là cần hành lang pháp lý để quy định việc này. Trong lần sửa Luật GTĐB cần có quy định chủ xe phải có tài khoản giao thông và phải dán thẻ Etag. Khi đã có trên 50% số người dùng sử dụng dịch vụ thì thể chế hóa trong luật sẽ dễ hơn”, ông Hà nói.
Phương tiện lưu thông qua làn thu phí không dừng tại trạm BOT QL1 Cienco 4 - TCT 319 (Hoàng Mai, Nghệ An) - Ảnh: Văn Thanh |
Áp dụng phạt nguội
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Công ty Giải pháp công nghệ thông tin FPT cho biết, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết 04 về xây dựng quy chế tất cả các xe ô tô phải gắn thiết bị để giám sát, thu phí và mỗi chủ xe phải mở tài khoản ngân hàng. Việc thu phí nội đô hay chủ xe khi vi phạm, hệ thống sẽ tự động trừ tiền trong tài khoản. Tương tự, để bỏ được barie cần quy định tất cả các xe trên toàn quốc phải dán thẻ Etag và phải tính đến vấn đề chủ phương tiện không có tiền trong tài khoản và phạt nguội khi chủ phương tiện bỏ chạy.
“Phương thức trả trước bắt buộc chủ phương tiện phải có tiền trong tài khoản để khi qua trạm barie mới mở. Trong trường hợp trả sau, tài khoản không có tiền phải có hệ thống tương tự hệ thống giám sát xử lý vi phạm để ghi lại biển số, ngày, giờ phương tiện qua trạm và phải được kết nối với tài khoản của ETC. Cần phải có sự kết nối dữ liệu giữa cơ quan đăng kiểm, đăng ký phương tiện, hệ thống các trạm thu phí và hệ thống xử lý vi phạm để kiểm soát phương tiện chạy qua mà chưa trả tiền”, ông Thắng nói.
Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho rằng, khi bỏ barie, chủ phương tiện không có tiền vẫn qua được trạm, nhưng sau đó phải thông báo được cho chủ phương tiện biết số tiền “nợ” trong tài khoản và phải nạp tiền, đến thời điểm cụ thể nếu không nạp sẽ bị tính lãi suất. Đối tượng thứ hai cần kiểm soát là những người không có thẻ cần có hệ thống camera ghi lại biển số, thời gian, ngày giờ xe chạy và báo lại cho chủ xe đã không lắp thẻ Etag nhưng qua trạm phải trả phí và yêu cầu dán thẻ. Để làm được điều này phải có kết nối với dữ liệu đăng ký phương tiện của công an, trung tâm quản lý trạm thu phí. Đối tượng thứ ba là những trường hợp cố tình bẻ cong biển số hay che biển số để trốn nộp phí. Lúc này, cũng cần hệ thống camera không gian 3 chiều để nhận dạng đặc điểm xe, kết hợp với lực lượng công an tìm chủ phương tiện để xử lý.
“Về mặt công nghệ khi bỏ barie, công nghệ phải đủ mạnh để nhận diện được tốc độ xe chạy lên đến trên 100km/h như trên đường cao tốc thay vì tốc độ nhận diện 40-50km/h như công nghệ hiện nay”, ông Trường nói.
Lý giải khả năng triển khai thu giá không dừng ở tất cả các làn theo lộ trình, ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, đa số các nước chỉ triển khai thu giá không dừng ở một số làn nhất định và vẫn áp dụng song song thu giá không dừng và một dừng để phục vụ đa dạng nhu cầu chủ phương tiện, trong đó có xe thuộc diện Hiệp định Liên vận mà Việt Nam tham gia. Tổng cục sẽ kiến nghị Bộ GTVT vẫn phải giữ lại 1 làn thủ công để phục vụ nhu cầu này.
Đề cập quy định trả tiền sau, ông Thắng cho rằng, trong điều kiện xe không chính chủ và xe đi mượn còn nhiều thì việc kiểm soát tài khoản trả sau của chủ phương tiện sẽ rất khó khăn. “Cách kiểm soát tốt nhất là thông qua đăng kiểm. Tuy nhiên, hiện các văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định cụ thể nên cần phải thể chế hóa vào các văn bản quy phạm pháp luật”, ông Thắng đề xuất.
-
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá giao dịch 1.200 tỷ đồng -
Tuyên án cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương -
Lùm xùm gói thầu trồng rừng 11,7 tỷ đồng tại Quảng Bình -
“Đại gia” Nguyễn Cao Trí nhận thêm án phạt 3 năm tù trong vụ Đại Ninh -
Thủ đoạn thâu tóm Dự án Đại Ninh -
Tập đoàn Thiên Minh Đức chiếm đoạt Quỹ bình ổn giá xăng dầu rất lớn -
Gây thất thoát 56 tỷ đồng, cựu Bí thư và cựu Chủ tịch Thanh Hóa nhận án treo
-
1 Chấp nhận kết quả nghiệm thu Bến số 5, 6 cảng Lạch Huyện trị giá 8.951 tỷ đồng -
2 Tăng trưởng kinh tế 2025 có ẩn số nằm ở xuất khẩu -
3 Kích hoạt thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư -
4 Chính sách kinh tế của ông Donald Trump sẽ ảnh hướng tới kinh tế vĩ mô của Việt Nam ra sao? -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/1
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024
- SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium và tổ chức giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa