-
Green i-Park chung tay khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Bình -
Ngành giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu - góc nhìn từ hậu quả siêu bão Yagi -
Việt Nam cần các chính sách dài hạn để phát triển kinh tế tuần hoàn -
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể -
Tham gia thị trường carbon: "Cuộc chơi không thể từ chối" -
Bến Tre tăng cường bảo vệ môi trường bền vững
Ngay lúc này, tại Việt Nam, chuyển đổi số đang là yếu tố vô cùng quan trọng đối với ngành nông sản và thực phẩm. Cùng sự phát triển “chóng mặt” của các nền tảng thương mại điện tử, người tiêu dùng đã và đang có xu hướng chuyển sang hình thức mua hàng online bởi sự tiện lợi mà nó đem lại. Điều này bắt buộc các hợp tác xã, doanh nghiệp phải tìm hướng đi mới phù hợp với xu thế chung. Trên thực tế, các hợp tác xã đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội này và bắt nhịp vào hướng đi chung, bắt đầu kinh doanh trên nền tảng TikTok. Các hot Tiktoker đem nông sản lên phiên chợ livestream. Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có khoảng 57 triệu người tham gia mua sắm online và 72% người dùng chi tiêu trực tuyến bởi các sàn đưa ra mức giá ưu đãi khá tốt. Trước bối cảnh sức cầu suy giảm hiện nay, thì những kênh bán hàng online sẽ là mảnh đất màu mỡ giúp các hợp tác xã, doanh nghiệp giữ đà tăng trưởng, thoát khỏi tình cảnh tồn kho, thậm chí là nguy cơ phá sản. Với sự “bùng nổ” của các kênh thương mại điện tử, trong thời gian tới sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều xu hướng mới. Các chuỗi bán lẻ sẽ tiếp tục tạo lợi thế cạnh tranh qua việc tăng cường áp dụng những công cụ chuyển đổi số và phân tích dữ liệu để tối ưu trải nghiệm khách hàng, trước khi tiến tới nâng cao trải nghiệm đa kênh. Theo khảo sát, trong các nền tảng mạng xã hội thì TikTok là nền tảng phổ biến thứ 3 tại Việt Nam chỉ sau Facebook và Youtube. Tần suất sử dụng TikTok của người Việt ít nhất 5 lần 1 tuần. Mặc dù xuất phát là một nền tảng chia sẻ video ngắn, Tiktok đã phát triển một cách nhanh chóng và kết hợp thêm tính năng thương mại điện tử là TikTok Shop. TikTok Shop chính thức bước vào thị trường Việt Nam từ tháng 4/2022 và có sẵn 49,9 triệu người dùng. Nắm bắt được xu hướng này, các hợp tác xã tại Việt Nam cũng đã kết hợp quảng bá sản phẩm trên nền tảng TikTok để bán hàng. Một số hợp tác xã sử dụng nền tảng TikTok để quảng bá sản phẩm đã thu về thành quả vô cùng lớn. Điển hình như hợp tác xã Ba khía Đầm Dơi (Cà Mau), sau khi giới thiệu cách ăn ba khía trên nền tảng TikTok đã giúp hợp tác xã bán hết tất cả các sản phẩm được sản xuất và hiện nay hợp tác xã phải xây kho để mở rộng thêm. Ngoài ra, hợp tác xã Vườn nhà Đà Lạt cũng đã giới thiệu nông sản ở Đà Lạt trên nền tảng TikTok và đã thu về 1, 6- 2 tỷ đồng từ việc bán rau củ quả tươi... Không thể phủ nhận sự thành công của các hợp tác xã trên nền tảng TikTok là nhờ vào sự giúp đỡ không nhỏ của đội ngũ TikTok Việt Nam. Tại Diễn đàn “Phát triển mô hình kinh tế hợp tác xã, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững", do Tạp chí Kinh doanh tổ chức, ông Nguyễn Lâm Thanh, CEO TikTok Việt Nam chia sẻ, “Từ năm 2022, TikTok đã triển khai nền tảng thương mại điện tử cho phép người dùng bán trực tiếp sản phẩm và nhà sản xuất có thể bán hàng trực tiếp trên nền tảng. Hiện nay, mỗi ngày có trên 1 triệu đơn hàng, mô hình phù hợp với quy mô của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, các hợp tác xã”. Thời điểm này, TikTok đang triển khai hàng loạt chương trình hỗ trợ cho các sản phẩm vùng nông thôn nói riêng trong đó có khu vực hợp tác xã. Điển hình là việc TikTok đã làm chương trình giới thiệu các sản phẩm OCOP. Ông Thanh cho biết thêm, sản phẩm OCOP đã được Chính phủ đầu tư và tuyên truyền nhiều nhưng còn ít người biết đến. Cách đây một năm, TikTok Việt Nam đã cho chạy từ khoá “OCOP - đặc sản Việt Nam" trên nền tảng để các chủ thể giới thiệu sản phẩm OCOP của mình. Kết quả, sau 6 tháng đã có hơn 10.000 video giới thiệu về sản phẩm OCOP với hơn 1 tỷ lượt xem. “ Đây là một con số rất lớn trong thời gian ngắn“, ông Thanh nhận xét. Cũng nhờ có sự hỗ trợ của TikTok Việt Nam mà rất nhiều nông dân, hợp tác xã có thêm cơ hội quảng bá, đưa sản phẩm của mình đến gần với người tiêu dùng hơn. Đặc biệt là ở thời điểm mà người người nhà nhà đều ưu tiên việc mua hàng online bởi tính tiện lợi nhanh chóng và được giá tốt nhưng giữ nguyên chất lượng. Thông qua các kết quả và thành tích của việc đưa nông sản Việt lên sàn TikTok, mỗi doanh nghiệp, hợp tác xã cần nỗ lực học hỏi, trau dồi thêm kiến thức về cách bán hàng, livestream, sự phát triển công nghệ mới hay trong xu hướng mua sắm của người tiêu dùng để có thể thúc đẩy sản xuất và kinh doanh. Nếu biết cách khai thác tối đa lợi thế của TikTok Shop thì nền tảng thương mại điện tử này sẽ trở thành “gà đẻ trứng vàng" cho người làm kinh doanh tại Việt Nam nói chung và các hợp tác xã nói riêng.
-
Hà Nội tăng cường bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản -
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể -
Tỉnh đầu tiên của Việt Nam thu được tiền nhờ giảm phát thải carbon khi trồng lúa -
Không nên chờ đến 2028 mới vận hành chính thức thị trường tín chỉ carbon Việt Nam -
Ngày Quốc tế không khí sạch vì bầu trời xanh 7/9: Liên hợp quốc kêu gọi đầu tư vào không khí sạch -
Tham gia thị trường carbon: "Cuộc chơi không thể từ chối" -
Bến Tre tăng cường bảo vệ môi trường bền vững
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi