Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Khó trảm dự án BOT điện chậm tiến độ
Thanh Hương - 03/03/2015 10:47
 
Ngoài 3 dự án đầu tư vào nguồn điện theo hình thức đầu tư – xây dựng – chuyển giao (BOT) đã và chuẩn bị vào vận hành, còn 17 dự án khác thuộc hình thức này. Tuy vậy, tiến độ của các dự án khá chậm.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Đại gia Malaysia rót 2,2 tỷ USD vào Dự án Nhiệt điện Duyên hải 2
Hàng chục tỷ đô sốt ruột chờ đổ vào ngành điện
EGATI “mắc mứu” tại Nhiệt điện Quảng Trị 2,2 tỷ USD

Bộ Công thương đang xây dựng một dự thảo quyết định ở cấp Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xử lý các dự án điện đầu tư theo hình thức Nhà máy điện độc lập (IPP) và BOT không thực hiện đúng tiến độ cam kết.

Phú Mỹ 2.2, dự án BOT điện
Phú Mỹ 2.2 là một trong số dự án BOT điện hiếm hoi đi vào hoạt động

Trên website của Bộ Công thương, văn bản dự thảo lần 2 về vấn đề này đã hết hạn lấy ý kiến khá lâu, nhưng một quan chức của Tổng cục Năng lượng thừa nhận, đã có dự thảo lần thứ 4 và có khá nhiều thay đổi so với bản đưa ra lấy ý kiến công khai. Dự kiến trong tháng 3 này, Bộ Công thương sẽ trình Chính phủ xem xét.

Dẫu vậy, khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một số doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư hoặc quan tâm tới các dự án điện BOT lại cho rằng, cơ chế xử phạt này nếu có được ban hành cũng khó được áp dụng.

“Cơ chế xử phạt đang nhắm vào giai đoạn trước khi ký được hợp đồng BOT. Mà việc không ký được hợp đồng BOT và đàm phán xong các hợp đồng liên quan thì không chỉ tính tới trách nhiệm của phía nhà đầu tư”, một nhà đầu tư (không muốn nêu tên) nhận xét.

Nhìn lại các dự án đang có vấn đề về tiến độ, có thể thấy trách nhiệm của nhà đầu tư rõ hơn nằm giai đoạn sau khi hợp đồng được ký kết. Đơn cử như Dự án BOT Hải Dương, công suất 1.200 MW, quy mô vốn đầu tư 2,258 tỷ USD tại tỉnh Hải Dương.

Được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 6/2011, dự án này đã tiến hành động thổ xây dựng cơ sở hạ tầng vào ngày 9/9/2011, ngang với thời điểm Dự án Mông Dương 2 - là dự án BOT đầu tiên của làn sóng BOT thứ hai trong ngành điện (sau Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3 đã hoạt động từ năm 2004-2005) - khởi công. Tuy nhiên, trong khi BOT Mông Dương 2 chuẩn bị hoàn tất đầu tư toàn bộ nhà máy, thì BOT Hải Dương vẫn chưa nhúc nhích.

Theo kế hoạch được đưa ra sau lễ khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng, Tập đoàn JAKS Resources Berhad phải triển khai một loạt đầu việc để đến tháng 6/2012, hoàn tất việc thu xếp vốn và chính thức xây dựng nhà máy. Theo kế hoạch này, quý IV/2016, tổ máy số 1 sẽ đi vào hoạt động và sẽ hoàn thành tổ máy số 2 vào quý II/2017.

Công trình sẽ vận hành như một nhà máy điện độc lập, với hợp đồng mua bán điện 25 năm với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Kết thúc thời hạn vận hành, Dự án sẽ được chuyển giao cho phía Việt Nam. Tập đoàn JAKS Resources Berhad đã nộp khoản tiền hơn 20 triệu USD bảo lãnh ngân hàng theo hợp đồng BOT đã ký.

Tuy nhiên, một nguồn tin của phóng viên Báo Đầu tư cho hay, theo cam kết với Chính phủ Việt Nam, đến ngày 31/10/2014, chủ đầu tư phải hoàn thành việc thu xếp tài chính cho Dự án.

Nhưng vào ngày 24/10/2014, chủ đầu tư lại có văn bản gửi Bộ Công Thương thông báo không đạt được ngày Đóng tài chính theo cam kết với Chính phủ Việt Nam (ngày 31/10/2014) và xin tiếp tục gia hạn ngày hoàn thành các điều kiện tiên quyết thêm 1 năm, tức là đến ngày 31/10/2015. Lẽ dĩ nhiên, khi không thu xếp xong tài chính thì dự án cũng chẳng thể nhúc nhích.

Tại dự án BOT Vĩnh Tân 1, câu chuyện cũng na ná. Được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 10/2013, chủ đầu tư cũng cam kết với Chính phủ Việt Nam đến ngày 10/11/2014 hoàn thành việc thu xếp tài chính cho Dự án.

Song, đầu tháng 9/2014, Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 (Công ty BOT) đã có văn bản gửi Bộ Công thương xin gia hạn ngày hoàn thành các điều kiện tiên quyết thêm 6 tháng, tức là tới ngày 10/5/2015.

Hiện đề nghị này đã được Chính phủ chấp thuận, đồng thời yêu cầu Bộ Công thương phối hợp với chủ đầu tư và các bên liên quan phía Việt Nam sửa đổi các hợp đồng dự án cho phù hợp với việc gia hạn ngày hoàn thành các điều kiện tiên quyết và đôn đốc chủ đầu tư để đạt được Đóng tài chính đúng hạn.

Trong khi đó, bình luận về thực tế của các dự án BOT nói trên, nhà đầu tư giấu tên nói trên cho hay, trong hợp đồng BOT thường có điều khoản quy định về áp dụng luật pháp nước thứ ba trong trường hợp có tranh chấp hoặc không thông nhất trong xử lý tranh chấp. Hơn thế, khi đó, trách nhiệm của các bên sẽ phải được xử lý theo quy định của hợp đồng.

Vì vậy, việc đưa ra một cơ chế để xử lý các chủ đầu tư dự án điện BOT ở giai đoạn trước khi ký hợp đồng BOT xem ra không dễ khả thi.

Cũng phải nói thêm, trong một nghiên cứu mới đây về ngành điện tại Việt Nam đã được Ngân hàng Thế giới (WB) trình bày với Chính phủ cũng cho rằng, tốc độ đàm phán chậm của Bộ Công thương với các nhà đầu tư tư nhân trong các dự án BOT là một vấn đề lớn cần quan tâm.

“Đàm phán một dự án BOT có thể kéo dài tới 7 năm. Tỷ lệ các thỏa thuận đạt được đối với các dự án đã cam kết là rất thấp. Điều này phản ánh khả năng hạn chế của Bộ Công thương và các khoảng thời gian cách quãng kéo dài giữa các cuộc họp thảo luận về dự án tiềm năng”, báo cáo viết.

Lối mở cho các dự án BOT đường thủy

() Việc huy động vốn cho các dự án hạ tầng đường thủy nội địa sẽ có những đột phá mới về cơ chế thu phí, hoàn vốn đủ để hút các nhà đầu tư tư nhân.

Lộ cái khó của nhà đầu tư hạ tầng giao thông

"Dự án BOT có giá trị đầu tư lớn, thời gian thu phí hoàn vốn trên 20 năm, song ngân hàng chỉ chấp thuận các dự án có thời gian thu phí dưới 15 năm", ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tasco bày tỏ.

Dự án BOT giao thông đắt hàng

() Các dự án đường cao tốc dự kiến được đầu tư theo hình thức PPP, BOT đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư