-
Doanh nghiệp trở lại thị trường: Thước đo mới của môi trường kinh doanh -
Novaland bác tin ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch HĐQT -
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise -
Cảng Quốc tế Long An tham dự hội nghị Portech châu Á lần thứ 12 tại Malaysia -
Vietnam Airlines vào Top 25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới -
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025
Nhiều trang mua sắm trực tuyến xuất hiện khiến cạnh tranh trong ngành bán lẻ thêm khốc liệt. Ảnh: Đức Thanh |
Màn phá sản ngỡ ngàng
Là một trong những thương hiệu thời trang tăng trưởng thần kỳ trên đất Mỹ, Forever 21 đã ngậm ngùi đệ đơn xin bảo hộ phá sản vào cuối tuần qua trong sự ngỡ ngàng của giới mộ điệu, mặc dù điều này đã được báo hiệu 1 năm trước. Forever 21 sẽ đóng cửa 178 cửa hàng ở Mỹ trên tổng số 350 chi nhánh toàn cầu. Tuy nhiên, Forever 21 vẫn tiếp tục vận hành website bán lẻ và hàng trăm cửa hàng nhỏ lẻ khác trên khắp nước Mỹ.
Việc này là một bước đi có chủ ý và đúng đắn cho tương lai của công ty, nhằm tái cấu trúc hoạt động kinh doanh, tái định vị thương hiệu.
Nguyên nhân ngoài việc mở rộng quá nhanh, không quản lý xuể, gây mâu thuẫn nội bộ, thì ngành công nghiệp bán lẻ cũng như sự trỗi dậy của thương mại điện tử đã khiến Forever 21 đối mặt với nhiều khó khăn. Doanh số tại các trung tâm mua sắm, khách hàng đã đổ dồn sang thương mại điện tử.
Forever 21 được thành lập vào năm 1984, trở nên nổi tiếng vào đầu những năm 1990 nhờ ngành hàng thời trang giá rẻ, phù hợp với phụ nữ trẻ tuổi. Forever 21 giúp định hình xu hướng fast-fashion (tạm dịch: thời trang ăn liền) đánh vào tâm lý “ăn liền” của đại đa số người tiêu dùng, thích ăn diện những món đồ hot hit trên các sàn diễn thời trang, nhưng không phải bỏ ra quá nhiều tiền.
Không chỉ trong ngành tiêu dùng, thời trang, mà ngành du lịch truyền thống cũng có nguy cơ xóa sổ vì cách mạng công nghiệp 4.0. Những tên tuổi như Uber, Grab trong ngành vận tải, hay Airbnb, Kayak trong ngành khách sạn đã làm thay đổi du lịch truyền thống. Thách thức của cuộc cách mạng 4.0 với các ngành có liên quan đến du lịch là không thể chối cãi.
Ông Ira Wolfe, Chủ tịch Công ty Success Peformance Solutions, một chuyên gia về các xu hướng của nguồn lao động ước tính có đến 50% ngành nghề sẽ bị ảnh hưởng trong vòng 20 năm tới.
Cuộc đối đầu của Alibaba và Amazon
Nhiều ông lớn thương mại điện tử thế giới đang có động thái thâm nhập thị trường Việt Nam mạnh hơn. Hai “người khổng lồ” Alibaba và Amazon đều rốt ráo bước vào thị trường Việt Nam. Trong đó, Alibaba (Trung Quốc) mới đây tiết lộ, trong tháng 10/2019, sẽ có chương trình gặp gỡ hoành tráng dành cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trước đó, Amazon cũng đưa ra những hứa hẹn tạo dựng kênh bán hàng hiệu quả cho các thương hiệu đến từ Việt Nam.
Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) là lĩnh vực mà Alibaba và Amazon đang đối đầu trực tiếp tại Việt Nam. Trước đó, giữa tháng 8/2019, trong lần ra mắt Công ty Amazon Global Selling Việt Nam, Amazon nêu rõ, họ đang hướng đến hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong khi đó, Alibaba đặt kế hoạch chính thức bước chân vào Việt Nam, mở văn phòng đại diện của Tập đoàn, thời gian đầu hướng đến 3 mảng là hàng gỗ, may mặc và thực phẩm đồ uống.
Theo Alibaba, Việt Nam đang có lợi thế về giá, chất lượng so với các nước trong khu vực. Mặt khác, bất cập hiện nay của xuất khẩu Việt Nam là nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử không hiểu về xuất khẩu, do đó, đây là thời điểm Alibaba tin tưởng đã đến lúc chín muồi để thâm nhập.
Đại diện Alibaba cho rằng, Việt Nam đang đẩy mạnh xu hướng chuyển đổi số, người sản xuất ngày càng cải thiện về năng lực sản xuất. Mặt khác, Việt Nam cũng trong giai đoạn phát triển mạnh cơ chế mở, nhà máy tăng, dòng vốn nước ngoài tăng…
Thực tế, Alibaba chính thức đặt chân vào thị trường thông qua việc rót vốn vào Lazada năm 2016. Lazada hoạt động tại Việt Nam từ năm 2012, khi rất nhiều người dân Việt Nam chưa có bất cứ khái niệm nào về thương mại điện tử, các đối thủ như Tiki lúc đó chỉ là một sàn nhỏ chuyên bán sách, còn Shopee chưa ra đời.
Cuối năm 2018, Alibaba đã ký kết hợp tác với Fado, để Fado trở thành đối tác ủy quyền của họ tại Việt Nam nhằm hỗ trợ, đào tạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam chào hàng đến khắp thế giới thông qua sàn Alibaba.com.
Hiện, Việt Nam và Indonesia có sự tăng trưởng lớn về lượng truy cập website thương mại điện tử, trong khi 4 quốc gia là Thái Lan, Malaysia, Singapore và Philippines đều cho thấy sự sụt giảm rõ rệt về mảng này.
Nguyên nhân là do thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang có tính cạnh tranh cao hơn các quốc gia khác. Việt Nam có nhiều công ty thương mại điện tử top đầu, có tiềm lực tài chính mạnh và giữ khoảng cách không quá xa nhau.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, trong 10 sàn thương mại điện tử có tổng số lượt truy cập website cao nhất tại thị trường Đông Nam Á, có tới 5 là của các doanh nghiệp Việt Nam, gồm Tiki, Sendo, Thế giới Di động, Điện Máy Xanh và FPT Shop.
Điều này cho thấy tiềm năng của các công ty nội địa và quy mô giá trị của thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Google dự báo, đến năm 2025, thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 43%, cao nhất khu vực.
Đó là lý do khiến nhiều nhận định thương mại điện tử phát triển đến một lúc nào đó sẽ “giết chết” thương mại truyền thống. Tuy nhiên, ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc Trung tâm Phát triển kinh doanh và thương mại điện tử FPT Digital Retail cho rằng, thương mại truyền thống sẽ không mất đi, mà nó sẽ được hỗ trợ bởi kênh bán hàng trực tuyến (online) để trở thành mô hình bán hàng đa kênh (omni-channel).
“Nếu như chỉ giữ kênh truyền thống thì các nhà bán lẻ sẽ bị giới hạn bởi không gian địa lý và bị mất đi đối tượng khách hàng sinh ra ở thời kỳ bùng nổ của Internet, điện thoại thông minh (hay còn gọn là thế hệ Gen Z)”, ông Bảo giải thích thêm.
Trong khi, nếu chỉ dựa vào kênh bán hàng online thì sẽ thiếu kênh tương tác với khách hàng và kênh để khách hàng trải nghiệm. “Bán hàng còn đơn giản, khiếu nại mới phức tạp. Nếu chậm tương tác, họ lên trên mạng than phiền là doanh nghiệp chết luôn”, ông Bảo nói.
Bán hàng truyền thống không thể biến mất
Các chuyên gia trong ngành bán lẻ nhận định, bán hàng đa kênh là một phương thức kinh doanh hiệu quả trong thời đại này. Dù hành vi của khách hàng có thay đổi như thế nào, nhưng bán hàng truyền thống, các cửa hàng vẫn không thể mất đi và bán hàng online sẽ là kênh bổ trợ đắc lực cho bán hàng truyền thống.
Minh chứng, Amazon, người khổng lồ trong lĩnh vực thương mại điện tử thế giới đã mua lại chuỗi cửa hàng Whole Foods, một chuỗi cửa hàng bán lẻ thực phẩm của Mỹ với giá 13,7 tỷ USD. Điều này cho thấy, các ngành kinh doanh truyền thống nếu biết thay đổi hợp thời sẽ không phải rời thị trường sớm.
-
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise -
Cảng Quốc tế Long An tham dự hội nghị Portech châu Á lần thứ 12 tại Malaysia -
Vietnam Airlines vào Top 25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới -
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025 -
Hai ngân hàng lớn bảo lãnh trả nợ thuế 217 tỷ đồng cho Tập đoàn Hương Sen -
Tiêu thụ xăng dầu năm 2025 dự kiến tăng 8% -
Minh Long tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Công ty
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024