-
Đà Nẵng phát triển ngành tài chính - ngân hàng phục vụ Trung tâm tài chính khu vực -
TP.HCM lý giải nguyên nhân giải ngân vốn ODA đạt thấp -
Việt Nam đóng vai trò ngày càng lớn trong tái cấu trúc cục diện địa chính trị -
Xuất cấp hơn 2.552 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân tỉnh Sóc Trăng dịp Tết -
Chính phủ thông qua 2 dự án luật Tổ chức Chính phủ, Tổ chức chính quyền địa phương -
TP.HCM nghiêm cấm việc tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp
Mùa đông trên đỉnh Mẫu Sơn |
Tạo sức bật phát triển du lịch “miền di sản Việt Bắc”
Việt Bắc (gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Giang), được đánh giá là khu vực có hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn nổi trội gắn liền với các đặc trưng di sản văn hóa của vùng. Đặc trưng đầu tiên phải kể đến là bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Bắc như Tày, Nùng, Mông, Dao… được thể hiện qua các lễ hội, văn hóa dân gian, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, kiến trúc, chợ phiên… và các di tích lịch sử văn hóa khác trong lịch sử hình thành và phát triển của vùng.
Một đặc trưng khác là hệ thống di tích lịch sử cách mạng gắn với giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1941 - 1954), có nhiều giá trị mang tính lịch sử, văn hóa, giáo dục và tâm linh. Những khu ATK Tân Trào, Định Hóa, Chợ Đồn, hay các di tích lịch sử như Đông Khê, Thất Khê, Phay Khắt, Nà Ngần… đều là những bảo tàng sinh động, mang ý nghĩa tri ân, giáo dục cao cả cho mọi tầng lớp nhân dân.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, ông Dương Xuân Huyên, Trưởng ban chỉ đạo các ngày kỷ niệm, các sự kiện quan trọng tỉnh Lạng Sơn trong năm 2019 - 2020, Chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ 11 được tỉnh Lạng Sơn đăng cai tổ chức nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về miền đất, con người, tiềm năng văn hóa, du lịch của 6 tỉnh vùng chiến khu Việt Bắc, tăng cường mối quan hệ giao lưu, học tập giữa các tỉnh.
Cụ thể, tổ chức trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa, du lịch các tỉnh; biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp; khảo sát tour, tuyến du lịch tại Lạng Sơn; hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi các tỉnh Việt Bắc; các hoạt động thể dục thể thao 6 tỉnh Việt Bắc; hội nghị giới thiệu điểm đến kết hợp triển lãm, quảng bá văn hóa, sản phẩm du lịch đặc trưng của các tỉnh Việt Bắc…
Điểm đến mới bùng nổ trên bản đồ du lịch Việt Nam
Là địa phương đăng cai tổ chức Chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” năm nay, Lạng Sơn đang khẳng định vị thế của một vùng đất giàu tiềm năng phát triển du lịch.
“Nếu biết đầu tư và khai thác Mẫu Sơn và tiềm năng văn hóa ẩm thực của xứ Lạng, nhất định Mẫu Sơn và Lạng Sơn sẽ thành điểm đến mới bùng nổ trên bản đồ du lịch Việt Nam trong thời gian tới”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019 tỉnh Lạng Sơn diễn ra cuối tháng 9/2019.
Nằm ở vị trí địa đầu của Tổ quốc, Lạng Sơn có bề dày văn hóa, lịch sử, truyền thống với nhiều di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, danh lam thắng cảnh hữu tình, nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc; có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Như vậy, nếu có chiến lược đầu tư khai thác sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
Không chỉ có cụm di tích danh thắng động Nhị Thanh, Tam Thanh, núi Tô Thị, thành nhà Mạc, tài nguyên du lịch của Lạng Sơn còn dày đặc những di tích lịch sử - văn hóa, những lễ hội truyền thống độc đáo được công nhận di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia như Lễ hội Ná Nhèm (huyện Bắc Sơn), Lễ hội Trò Ngô (huyện Hữu Lũng), lễ hội Tả Phủ - Kỳ Cùng (TP. Lạng Sơn), cùng hàng trăm lễ hội được tổ chức hàng năm đã thu hút nhiều khách du đến với xứ Lạng.
Các loại hình văn hóa - nghệ thuật, dân ca, dân vũ đặc sắc như hát then, hát sli, hát lượn (dân tộc Tày, Nùng, Dao)… cũng là những nét riêng “giữ chân” du khách yêu thích khám phá.
Lạng Sơn có vị trí địa lý thuận lợi, sự kết hợp của địa hình, thủy văn và khí hậu mát mẻ, thảm thực vật phong phú tạo nên môi trường trong lành, hệ thống núi cao có hệ thống hang động kỳ vĩ, sông, hồ, thác nước sơn thuỷ hữu tình, không gian khoáng đạt. Đây là những tài nguyên du lịch rất phù hợp để khai khác các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên.
Với những tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển du lịch, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ban hành Chương trình Hành động để tập trung chỉ đạo phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững, chuyên nghiệp; phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, có thương hiệu, tính cạnh tranh cao. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 thu hút được khoảng 6 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt 381 triệu USD, đóng góp khoảng 10% GRDP của tỉnh.
-
Xuất cấp hơn 2.552 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ nhân dân tỉnh Sóc Trăng dịp Tết -
Chính phủ thông qua 2 dự án luật Tổ chức Chính phủ, Tổ chức chính quyền địa phương -
TP.HCM nghiêm cấm việc tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp -
Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
Quảng Ngãi "chốt" chủ đề năm 2025 và phấn đấu tăng trưởng hai con số -
TP.HCM huy động 5 triệu tỷ đồng: Không lo thiếu vốn, quan trọng là dùng hiệu quả -
Khánh Hòa thực hiện Quy hoạch tỉnh với 7 giải pháp
-
1 Thủ tướng truyền tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam là lựa chọn chiến lược -
2 Khoảng 2.000 tấn vàng "chảy" vào Việt Nam trong 20 năm qua -
3 Giá nhà ở và đất nền có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2025 -
4 Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận: Chờ gỡ nút thắt cuối -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/1
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green
- Năm 2024, Nhựa Tiền Phong đạt doanh thu 5.530 tỷ đồng
- Đáp ứng mọi nhu cầu một điểm chạm, mô hình hệ sinh thái tạo giá trị khác biệt
- Thay đổi giấy phép kinh doanh nhanh chóng, đúng luật với Kế toán Apolo
- Concentrix Việt Nam vinh dự nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc tại APEA 2024