-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công
Các đại biểu thực hiện nghi lễ khởi động Dự án. Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN |
Phát biểu tại lễ khởi động, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng đây là một trong những dự án lớn nhất tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời là dự án trọng điểm quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và hai tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh nói riêng, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của 2 địa phương vốn còn nhiều khó khăn là Sóc Trăng và Trà Vinh.
Với tầm quan trọng ấy, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải phối hợp tốt với các bộ, ngành liên quan và 2 địa phương trực tiếp được hưởng lợi là Sóc Trăng và Trà Vinh sau khi khởi động, nhanh chóng hoàn thành các thủ tục cần thiết để khởi công theo tiến độ và sớm hoàn thành cầu đưa vào phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của cả vùng.
Phó Thủ tướng mong muốn lãnh đạo 2 tỉnh, lãnh đạo các địa phương trong vùng dự án tích cực vận động nhân dân đồng lòng ủng hộ để công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện thi công được thuận lợi, nhanh chóng; các nhà thầu thi công làm hết trách nhiệm, đảm bảo an toàn, chất lượng vì mục đích lâu dài và vì lợi ích của nhân dân.
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật, dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60 nối hai tỉnh Trà Vinh và tỉnh Sóc Trăng có điểm đầu giao với Quốc lộ 54, thuộc địa phận huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh và điểm cuối giao với đường Nam sông Hậu, thuộc địa phận huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 5.726 tỷ đồng, được phân thành 2 hợp phần độc lập. Hợp phần 1 có tổng mức đầu tư 2.754 tỷ đồng: đầu tư xây dựng phần cầu chính dây văng của cầu Đại Ngãi 1 theo hình thức hợp đồng BOT. Hợp phần 2 có tổng mức đầu tư 2.972 tỷ đồng bao gồm toàn bộ phần cầu dẫn của cầu Đại Ngãi 1; cầu Đại Ngãi 2, đường dẫn vào cầu, các hạng mục còn lại của dự án và công tác giải phóng mặt bằng.
Dự án được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Chiều dài toàn tuyến của dự án khoảng 15,2km, bao gồm: 2 cầu chính (cầu Đại Ngãi 1-thiết kế theo dạng cầu dây văng, cầu Đại Ngãi 2, thiết kế dạng cầu bêtông cốt thép và bêtông cốt thép dự ứng lực thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng); 5 cầu trung và nhỏ và đường dẫn vào cầu).
Cầu Đại Ngãi 1 dài 2,24km; vượt qua luồng Định An, đảm bảo khổ thông thuyền cho tàu 10.000 tấn đầy tải và 20.000 tấn vơi tải ra vào sông Hậu từ kênh Quan Chánh Bố (nếu vào cảng Sóc Trăng và Trung tâm nhiệt điện Long Phú đi vòng qua Cù Lao Dung) với tĩnh không thông thuyền 45m, chiều rộng thông thuyền tối thiểu 300m.
Cầu Đại Ngãi 2 dài 0,86km; vượt qua luồng Trần Đề, đảm bảo khổ thông thuyền tương ứng với sông cấp 1 (cho tàu 2.000 tấn). Bên phía Sóc Trăng, điểm cầu nằm cách về phía hạ lưu bến phà hiện hữu và Trung tâm nhiệt điện Long Phú 7,8 km.
Về quy mô, cầu Đại Ngãi 1 và Đại Ngãi 2 bao gồm 4 làn xe, mặt cầu rộng 16m. Đường dẫn hai đầu cầu và các cầu trên tuyến, trước mắt đầu tư nền rộng 9m, mặt rộng 7m; tương lai sẽ mở rộng đáp ứng nhu cầu theo từng giai đoạn.
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272-05, tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô TCVN 4054:2005 và có tham khảo, áp dụng một số tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Sau khi dự án cầu Đại Ngãi hoàn thành, tuyến Quốc lộ 60 được nối thông hoàn toàn và tạo thành tuyến trục dọc hành lang phía Đông cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; rút ngắn cự ly từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau khoảng 70km; giảm áp lực giao thông ngày càng lớn trên Quốc lộ 1A; đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao khi các khu kinh tế Định An, khu công nghiệp Trần Đề, Đại Ngãi, An Nghiệp... đi vào hoạt động; đồng thời làm tăng khả năng đảm bảo an ninh quốc phòng cho khu vực ven biển phía Nam.
Ngoài ra, dự án còn góp phần làm tăng thêm tác dụng thiết thực của các dự án hạ tầng, công nghiệp, kinh tế quan trọng trong khu vực, tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh duyên hải Tây Nam Bộ, đặc biệt là hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.
Dự án do Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông Vận tải) cùng các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp thực hiện.
Dự kiến khởi công dự án cầu Đại Ngãi trong quý 1/2016 và dự kiến hoàn thành dự án, đưa vào sử dụng trong quý 4/2018.
-
Quảng Trị: Đầu tư dự án sản xuất vỏ lon nhôm 2.296 tỷ đồng -
Thông nhánh hầm đầu tiên trên tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh vượt tiến độ 3 tháng -
Đà Nẵng: 51 doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất kinh doanh trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ -
Quảng Ngãi: Góp ý bổ sung đối với hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu đô thị 1.355 ha
-
Ninh Thuận đã thu hút được 472 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 238.000 tỷ đồng -
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
Bình Định hủy thông báo mời thầu, dừng lựa chọn nhà đầu tư nhà máy xử lý rác 1.500 tỷ -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Quảng Nam "lắc đầu" với dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt tại Núi Mun -
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử