-
Hitachi và MAUR "tháo ngòi nổ" để metro Bến Thành - Suối Tiên về đích -
Khánh Hòa sẽ hợp tác với Hiroshima đào tạo chuyên gia ngành bán dẫn -
Quảng Nam: Chấm dứt dự án khu phố chợ sau 4 năm "nằm trên giấy" -
Đề xuất áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù cho cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc -
Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư và dừng Dự án Nạo vét luồng cảng Kỳ Hà giai đoạn 2 -
Lợi ích bất ngờ từ thu phí điện tử không dừng
Bộ Giao thông vận tải vừa đề nghị UBND hai tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo Hội đồng đền bù, GPMB các địa phương phối hợp với Chủ đầu tư Dự án tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn tiến hành rà soát, hoàn thiện các thủ tục và tiếp tục triển khai công tác GPMB phục vụ thi công dự án bắt đầu từ tháng 6 năm 2017 và hoàn thành cơ bản công tác GPMB trong năm 2017.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng muốn lãnh đạo 2 tỉnh chỉ đạo các địa phương, các lực lượng chức năng tiếp tục hỗ trợ, phối hợp với Công ty CP BOT Bắc Giang – Lạng Sơn, Tư vấn, Nhà thầu dự án để đảm bảo tiến độ, chất lượng thi công công trình; thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, … trong suốt quá trình triển khai tiếp theo của dự án.
Theo Bộ Giao thông vận tải, do các khó khăn trong quá trình triển khai dự án, Nhà đầu tư đã có các văn bản đề nghị các địa phương tạm dừng công tác phê duyệt phương án GPMB từ Quý II/2016.
Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, Bộ GTVT đã tổ chức các cuộc họp với Nhà đầu tư rà soát và đề ra các giải pháp khắc phục sự chậm trễ trong việc thực hiện Hợp đồng dự án, bao gồm cả việc huy động vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng.
“Cho đến nay, Nhà đầu tư đã thực hiện cơ bản các cam kết và đã đảm bảo các điều kiện cần thiết để tiếp tục triển khai dự án tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn”, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết.
Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có mục tiêu xây dựng 64 km cao tốc quy mô 4 làn xe, tăng cường 110 km mặt đường Quốc lộ 1 hiện hữu, với tổng mức đầu tư 12.188,3 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, Dự án sẽ phải hoàn thành vào năm 2018. Tuy nhiên, do nguồn vốn tín dụng chưa được khơi thông, vốn chủ sở hữu đóng chưa đủ nên tính đến cuối tháng 12/2016, nhà đầu tư mới giải ngân được 560 tỷ đồng/12.188,3 tỷ đồng (đạt 4,1%) bằng nguồn vốn chủ sở hữu.
Trong thời gian vừa qua, do thiếu vốn, nhà đầu tư mới chỉ tập trung triển khai thi công nâng cấp Quốc lộ 1. Mặc dù công tác giải phóng mặt bằng được đánh giá là có vai trò đặc biệt quan trọng, nhưng do ngân sách thâm thủng, nhà đầu tư đã không đáp ứng được nhu cầu giải ngân, nên dẫn đến việc một số địa phương phản ánh về việc điều hành, phối hợp trong công tác đền bù, chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
-
Quảng Nam điều chỉnh chủ trương đầu tư và dừng Dự án Nạo vét luồng cảng Kỳ Hà giai đoạn 2 -
Điều kiện tiên quyết cho việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành -
Lợi ích bất ngờ từ thu phí điện tử không dừng -
Cơ chế với dự án điện: Cần rõ ràng, hấp dẫn -
Sửa Luật Đầu tư PPP sẽ tháo gỡ điểm nghẽn cho dự án BT -
Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình kiểm tra tiến độ dự án Trung tâm y tế Quảng Trạch -
Hé lộ nguồn vốn đầu tư tuyến metro Hà Nội, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang