-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Tính đến đầu tháng 3/2017, liên danh nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn do Công ty cổ phần đầu tư UDIC đứng đầu mới chỉ huy động được vỏn vẹn 550 tỷ đồng/1.294 tỷ đồng vốn chủ sở hữu theo quy định của Hợp đồng BOT |
Công văn hỏa tốc thông báo dự kiến chấm dứt hợp đồng BOT Dự án của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) do Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã được gửi tới các đơn vị liên quan, trong đó có liên danh nhà đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư UDIC, Công ty cổ phần đầu tư 468, Công ty TNHH Xây dựng Mỹ Đà, Công ty cổ phần giao thông xây dựng số 1, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phương Thành và doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần BOT Bắc Giang – Lạng Sơn.
Lý do khiến Bộ GTVT dự kiến chấm dứt hợp đồng BOT Dự án BOT xây dựng cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km 1+800 – Km106+500 là do nhà đầu tư đã vi phạm điều 14 Hợp đồng về huy động vốn chủ sở hữu, vốn vay và điều 57 Hợp đồng về bảo đảm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.
Bộ GTVT giao Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Ban quản lý dự án ATGT kiểm tra, xác nhận khối lượng nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đã thực hiện làm cơ sở bồi thường cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án theo quy định của hợp đồng.
“Ban quản lý dự án PPP, Ban quản lý dự án ATGT triển khai các thủ tục tiếp theo tuân thủ quy định hợp đồng dự án”, Thứ trưởng Trường yêu cầu.
Tính đến đầu tháng 3/2017, liên danh nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn do Công ty cổ phần đầu tư UDIC đứng đầu mới chỉ huy động được vỏn vẹn 550 tỷ đồng/1.294 tỷ đồng vốn chủ sở hữu theo quy định của Hợp đồng BOT. Trong khi đó, toàn bộ vốn tín dụng phục vụ cho Dự án lên tới hơn 10.000 tỷ đồng hiện mới chỉ dừng ở mức cam kết chung chung, chưa dự kiến được thời điểm ký hợp đồng tín dụng, lộ trình giải ngân cho nguồn vốn này,
Cần phải nói thêm rằng, trong vòng 3 tháng qua, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Dự án là Bộ GTVT đã 3 lần phát văn bản cảnh báo, yêu cầu Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn (doanh nghiệp dự án) và các đơn vị thành viên góp vốn là do Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư UDIC đứng đầu phải thực hiện nghiêm túc các quy định góp vốn.
Được biết, theo quy định tại Hợp đồng số 15/HĐ.BOT-BGTVT giữa Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn và Bộ GTVT ký ngày 25/11/2016, nhà đầu tư phải cung cấp Bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức bảo lãnh của ngân hàng với số tiền không nhỏ hơn 121,8 tỷ đồng trước ngày 8/12/2016.
Một điều kiện tài chính nữa là nhà đầu tư phải huy động đủ vốn chủ sở hữu (1.251 tỷ đồng, nhà đầu tư mới góp được 550 tỷ đồng) hoặc cung cấp bảo lãnh cho phần vốn chủ sở hữu chưa góp (trường hợp vốn chủ sở hữu được đóng theo tiến độ) trước ngày 25/12/2016. Bên cạnh đó, trong vòng 60 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn phải ký được hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng vốn vay đối đối với số tiền đủ theo quy định trong hợp đồng (hơn 10.000 tỷ đồng).
“Nếu nhà đầu tư không đáp ứng được một trong các điều kiện nêu trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền chấm dứt hợp đồng dự án”, đại diện lãnh đạo Ban quản lý dự án ATGT (Bộ GTVT) xác nhận với nhà đầu tư.
Do thiếu vốn, nhà đầu tư mới chỉ tập trung triển khai thi công nâng cấp Quốc lộ 1. Mặc dù công tác giải phóng mặt bằng được đánh giá là có vai trò đặc biệt quan trọng, nhưng do ngân sách thâm thủng, nhà đầu tư đã không đáp ứng được nhu cầu giải ngân, nên dẫn đến việc một số địa phương phản ánh về việc điều hành, phối hợp trong công tác đền bù, chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
“Về tổng thể, tiến độ thực hiện Dự án đã bị chậm so với kế hoạch triển khai ban đầu và khó có thể hoàn thành trong năm 2018”, đại diện Ban quản lý dự án ATGT cho biết.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"