-
Vàng sắp tái lập đỉnh cao nhất mọi thời đại, USD lùi về mức thấp nhất kể từ đầu năm -
Mở NCB iziMobile lì xì online, nhận quà lấy hên ngày Tết -
Ngân hàng không nghỉ Tết -
VietCredit công bố kết quả quý IV/2024: Lợi nhuận trở lại nhờ số hóa sản phẩm tài chính -
BVBank đạt 390 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Sacombank bắt tay Bamboo Airways khai thác phòng chờ thương gia tại Sân bay Nội Bài
Theo thống kê của Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng trong 2 tháng đầu năm nay đạt trên 1%. Riêng khu vực TP. HCM, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN - Chi nhánh TP.HCM cho biết, tăng trưởng dư nợ tín dụng trong quý I/2019 của các ngân hàng trên địa bàn ước đạt 1,5%.
Thực tế, trong 2-3 năm trở lại đây, tín dụng trên địa bàn TP. HCM đều tăng trưởng dương trong quý I, thay vì tăng trưởng âm như trước đó. Trước thực tế này, ông Minh cho rằng, các ngân hàng sẽ sớm cạn room tín dụng bởi dư nợ thường tăng cao trong thời điểm cuối năm, nhất là vào quý IV. Trong khi đó, mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm nay chỉ tương đương năm ngoái - ở mức 14% nên các ngân hàng sẽ khó có thể được nới thêm room tín dụng.
Mặc dù hạn mức tăng trưởng tín dụng bị kiểm soát chặt chẽ, nhưng các ngân hàng vẫn lạc quan về tình hình kinh doanh trong năm 2019 nhờ kết quả tích cực ngay trong quý I.
Tăng trưởng dự nợ quý I/2019 của các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM ước đạt 1,5% |
Tại OCB, lãnh đạo nhà băng này cho hay, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2019 dự kiến trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) diễn ra vào cuối tháng 4/2019 thông qua ở mức 3.200 tỷ đồng, tăng so với kết quả năm 2018 là hơn 2.200 tỷ đồng và kết quả ước đạt được trong quý I/2019 đúng như kế hoạch đặt ra.
Theo lãnh đạo OCB, mặc dù nguồn thu từ tín dụng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, song đóng góp từ mảng dịch vụ vào tổng doanh thu đã cải thiện đáng kể trong 2 năm qua (năm 2018, mảng dịch vụ chiếm khoảng 15% tổng doanh thu) và hiện không ngừng được đẩy mạnh để gia tăng nguồn thu ngoài tín dụng.
Tại VIB, ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng cho hay, thu nhập thuần trong quý I/2019 tăng 60-70% so với cùng kỳ năm 2018 nhờ các loại chi phí trong kỳ được tiết giảm tối đa.
Năm nay, VIB đặt mục tiêu lợi nhuận 3.400 tỷ đồng, tăng 24% so với thực hiện năm 2018 dựa trên kế hoạch tăng trưởng tín dụng đạt 35%, cao hơn nhiều so với chỉ tiêu chung của toàn ngành. Theo ông Vỹ, cho dù room tín dụng được cấp ở mức nào, VIB sẽ nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đề ra, bao gồm việc đẩy mạnh tăng trưởng dịch vụ để gia tăng nguồn thu.
Thực tế, mặc dù hạn mức tăng trưởng tín dụng không quá cao, song 2 năm qua, VIB đều vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra: Năm 2017 đạt 1.405 tỷ đồng, vượt 87% và năm 2018 đạt 2.743 tỷ đồng, vượt 37%. Mặt khác, NHNN có chủ trương ưu tiên tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng đã hoàn thành Basel II, trong đó có VIB, điều này giúp VIB có thêm nền tảng hỗ trợ để hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 2019.
"Trong nhiệm kỳ mới, HĐQT VIB cũng đặt mục tiêu tăng trưởng 20-30% mỗi năm đối với các chỉ số cơ bản như dư nợ, huy động khách hàng và lợi nhuận, đồng thời sẽ duy trì mức chi trả cổ tức và cổ phiếu thưởng ở mức 15-25%/năm", ông Vỹ chia sẻ thêm.
Với SCB, đại diện nhà băng này cho hay, mặc dù đang trong quá trình tái cấu trúc, nhưng tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ đóng góp vào tổng nguồn thu của Ngân hàng trong năm qua đạt trên 1.000 tỷ đồng. SCB đang chuẩn bị tiến hành họp ĐHCĐ thường niên 2019 vào trung tuần tháng 4 tới để thông qua các chỉ tiêu kinh doanh năm 2019.
Mùa ĐHCĐ ngân hàng năm 2019 đang ngày một "nóng" hơn khi các nhà băng lần lượt công bố chỉ tiêu lợi nhuận của năm. Trong đó, không ít ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận tham vọng trên chục nghìn tỷ đồng như Techcombank, VPBank, thậm chí Vietcombank đưa ra kế hoạch lợi nhuận 20.000 tỷ đồng cho năm 2019. Ở nhóm quy mô nhỏ hơn, con số mục tiêu cũng không dưới vài nghìn tỷ đồng như HDBank dự kiến đạt 5.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
năm 2019.
Việc lên kế hoạch lợi nhuận cao thể hiện quyết tâm của ban lãnh lãnh đạo ngân hàng trong việc duy trì đà tăng trưởng, nhưng hoàn thành được mục tiêu đề ra hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là trong bối cảnh soát tăng trưởng tín dụng tiếp được kiểm soát chặt chẽ như năm nay. Để cải thiện lợi nhuận cũng như giảm dần phụ thuộc vào tín dụng, theo giới chuyên gia, các ngân hàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động dịch vụ.
-
BVBank đạt 390 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Sacombank bắt tay Bamboo Airways khai thác phòng chờ thương gia tại Sân bay Nội Bài -
Một số ngân hàng nhỏ vẫn phải đối mặt với nợ xấu bất động sản tại các dự án đầu cơ -
Ngân hàng lại rao bán 400 khoản nợ vay tiêu dùng để thu hồi nợ -
Ngân hàng sụt giảm “của để dành” -
VIB: Lợi nhuận 2024 hơn 9.000 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng 22%, dẫn đầu ngành -
Tài chính linh hoạt, tổ ấm trong tầm tay cùng Eximbank
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024
- Vietbank hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng
- Quản trị tài chính doanh nghiệp: Những điểm cần lưu ý năm 2025
- Gia tăng lợi ích khi gửi tiết kiệm dịp Tết
- Chính thức ra mắt tài liệu Think Green