
-
Phú Mỹ cung ứng nửa triệu tấn phân bón cho vụ Hè thu
-
Hải quan Vũng Áng đã thông quan lô linh kiện ô tô điện đầu tiên tại địa bàn
-
Đèo Cả sẽ hợp tác với doanh nghiệp bất động sản, logistisc biến "dòng người thành dòng tiền"
-
Năm 2030 “cầm chắc” có 2 triệu doanh nghiệp
-
Công bố 71 doanh nghiệp nợ thuế hải quan tại Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định -
[Longform] Đại hội đại biểu Đảng bộ VNPT lần thứ XXV: Đổi mới, đột phá đưa VNPT lên tầm cao mới
![]() |
Tiến sĩ Nguyễn Thế Anh và Tiến sĩ Đỗ Hoàng Tùng. |
Hoàng Tùng và Thế Anh biết nhau từ lớp 5. Cấp 3, cả hai cùng học lớp chuyên Hóa của Trường THPT chuyên Lam Sơn. Lên đại học, Tùng chọn Khoa Vật lý, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên còn Thế Anh chọn Khoa Hóa, ĐH Sư Phạm Hà Nội.
Ra trường, Tùng về làm việc tại Viện Vật lý, Thế Anh cũng ký hợp đồng làm việc tại Viện Hóa học thuộc Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam. Sau đó, Thế Anh làm luận án Tiến sĩ tại Viện Hóa và Hoàng Tùng làm Tiến sĩ tại nước ngoài.
Trong thời gian Tùng học tiến sĩ tại Đức, hai người vẫn thường xuyên giữ liên hệ, trao đổi với nhau về công việc. Thế Anh cho biết, lúc đó, ở Việt Nam, việc tiếp cận các tài liệu, bài báo khoa học phục vụ công việc khá khó khăn nên thường phải nhờ Tùng lấy hộ tài liệu để đọc
Gặp lại nhau năm 2011, Tùng sôi nổi kể với Thế Anh về giấc mơ đem những kiến thức đã học ứng dụng trong đời sống và xây dựng chuyên ngành nghiên cứu plasma tại Việt Nam. Lắng nghe những ý tưởng của Tùng, đặc biệt chiếc máy phát tia plasma dùng trong điều trị y tế, Thế Anh bị thuyết phục ngay. Anh quyết định cùng bạn "nếm mật nằm gai" khởi nghiệp ở tuổi không còn trẻ.
Nói về quyết định táo bạo của mình, Thế Anh chia sẻ tất cả xuất phát từ sự tin tưởng. Cơ hội thành công, thất bại đều 50-50 nhưng được làm với đam mê, sải bước trên con đường của chính mình rất thú vị.
Dù khác biệt về tính cách, Tùng sôi nổi, nhiệt huyết và mơ mộng, Thế Anh lại trầm tĩnh, sắc sảo và đầy thực tế nhưng, sự "trái dấu" này giúp 2 người phối hợp với nhau dễ dàng hơn.
Những ngày đầu bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo, đôi bạn gặp nhiều khó khăn. Do không có nguồn ngân sách hỗ trợ nên phải tận dụng tất cả những gì mình có. "Lúc đầu, chiếc máy nhìn xấu xí nhưng sau này có sự hỗ trợ của bạn bè nên cũng được đầu tư hơn và chiếc máy cũng bắt mắt hơn", anh Thế Anh nói.
Năm 2015, hai vị tiến sĩ mới bước qua tuổi 35 đã chế tạo thành công chiếc máy phát tia plasma lạnh ứng dụng công nghệ hồ quang trượt (Gliding arc plasma - GAP). Đây là một trong những chiếc máy phát tia plasma đầu tiên trên thế giới dựa trên nguyên lý này.
Máy phát tia Plasma lạnh dựa trên nguyên lý Plasma hồ quang trượt, là công cụ điều trị mới trong chữa liền vết thương, da liễu, làm sạch và khử trùng bề mặt vết thương, có tác dụng diệt khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn kháng thuốc. Công nghệ điều trị của máy giúp giảm đau, giảm ngứa và khó chịu tại chỗ; kích thích và tăng tốc làm lành vết thương như tái sinh mô, tăng sinh tế bào, hình thành mạch.
Sau khi đã được kiểm nghiệm và thử nghiệm lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn, chiếc máy PlasmaMed của Tiến sĩ Tùng đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm trang thiết bị y tế. Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ứng dụng thành công công nghệ plasma lạnh điều trị trong y tế và thẩm mỹ.
Hiện, anh Tùng và Thế Anh đã thành lập Công ty PlasmaMed. Sản phẩm được ứng dụng tại gần 20 bệnh viện trong khắp cả nước. "Chúng tôi cũng có một phiên bản máy cho các cơ sở y tế nhỏ, thẩm mỹ viện hoặc tại gia đình để điều trị các vết thương đơn giản như mụn trứng cá, vết thương do kiến ba khoang, bệnh da liễu nhỏ, vết bỏng nông.... Hơn 20 phòng khám và cơ sở thẩm mỹ, tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP HCM đã sử dụng phiên bản đặc biệt này", anh Thế Anh cho biết thêm.
Sắp tới, PlasmaMed sẽ tiếp tục được nâng cấp để phù hợp cho từng chuyên khoa như: Nha khoa, Lão khoa, Phụ sản... Hai tiến sĩ cũng xác định mục tiêu xuất khẩu máy trong khu vực. Theo các anh, đối với việc ứng dụng công nghệ plasma trong y sinh, nông nghiệp, khoa học vật liệu, thế giới cũng có những tiến bộ vượt bậc khi áp dụng plasma lạnh. Do vậy, anh Tùng và Thế Anh cũng hợp tác với nhiều Viện, trường và công ty khác đẩy nhanh các nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới này.

-
Phú Mỹ cung ứng nửa triệu tấn phân bón cho vụ Hè thu
-
Thế giới Di động ra mắt MWG Shop; Tòa phán Coteccons trả tiền Ricons; F88 vay tiếp quỹ ngoại
-
Hải quan Vũng Áng đã thông quan lô linh kiện ô tô điện đầu tiên tại địa bàn
-
Đèo Cả sẽ hợp tác với doanh nghiệp bất động sản, logistisc biến "dòng người thành dòng tiền"
-
Năm 2030 “cầm chắc” có 2 triệu doanh nghiệp -
Công bố 71 doanh nghiệp nợ thuế hải quan tại Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định -
[Longform] Đại hội đại biểu Đảng bộ VNPT lần thứ XXV: Đổi mới, đột phá đưa VNPT lên tầm cao mới -
Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Chuyện chưa kể về nhiên liệu đặc chủng cho quốc phòng -
Petrovietnam nhắm mục tiêu mỗi tháng vận hành 1 công trình mới -
Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế tư nhân năm 2025 -
Vietnam Airlines ra mắt chương trình LotusBiz cho tổ chức và doanh nghiệp
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số