
-
Sabeco sẽ tăng cổ tức lên 50%, đặt mục tiêu lợi nhuận 4.835 tỷ đồng
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
Khép lại sắc xanh sau 2 phiên hồi phục, VN-Index giao dịch giằng co và kết thúc giảm điểm nhẹ. Trước đó, thị trường khá giằng co ngay thời điểm mở cửa. Tâm lý nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn do hôm nay là phiên lượng hàng “bắt đáy” phiên VN-Index tuột khỏi mốc 1.200 điểm về tài khoản. Sự thận trọng khiến các nhóm ngành cổ phiếu có sự phân hóa mạnh.
Nỗ lực tăng điểm của VN-Index cũng diễn ra ngay sau đó, nhưng đà tăng của các chỉ số không duy trì được lâu do lực cầu lại yếu đi khiến thị trường chung mất động lực đi lên. Dù vậy, VN-Index vẫn được kéo lên ở nửa sau của phiên sáng. Tuy nhiên, diễn biến trong phiên chiều không được tích cực khi sự phân hóa ở nhiều nhóm ngành cổ phiếu vẫn là mạnh.
Lực cung của lượng hàng bắt đáy hôm 20/11 dù không quá mạnh, nhưng lực cầu yếu tiếp tục khiến các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Lực bán từ khối ngoại không còn duy trì quá mạnh như ở các phiên trước nên thị trường chung không quá áp lực.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đứng ở mức 1.228,1 điểm, tương ứng giảm 0,23 điểm (-0,02%). HNX-Index giảm 0,47 điểm (-0,21%) xuống 221,29 điểm. UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (0,22%) lên 91,7 điểm.
Trên toàn thị trường phiên hôm nay có 338 mã tăng nhưng cũng có 369 mã giảm trong khi có 833 mã đứng giá và không giao dịch. Thị trường ghi nhận 36 mã tăng trần và 28 mã giảm sàn. Không có quá nhiều nhóm ngành gây được sự chú ý ở phiên hôm nay khi diễn biến chủ đạo là phân hóa mạnh.
Trong nhóm VN30 có 13 mã tăng trong khi số mã giảm là 11. GAS, TCB, BID… là những cổ phiếu có tác động tích cực nhất đến VN-Index. Trong đó, GAS tăng điểm từ sớm và là trụ đỡ chính cho thị trường. Chốt phiên GAS tăng 1,47% lên 69.200 đồng/cổ phiếu với số điểm đóng góp cho VN-Index là 0,57. Tương tự, TCB cũng đóng góp 0,51 điểm với việc tăng 1,29%. TCB có một phiên giao dịch khá vững khi duy trì được sắc xanh tốt bất chấp những thời điểm thị trường chịu áp lực rung lắc mạnh.
Ở chiều ngược lại, VHM, GVR, VPB, STB… là những cổ phiếu có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index. Trong đó, VHM giảm mạnh 3,9% xuống 41.600 đồng/cổ phiếu. Vinhomes đã khép lại thương vụ lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp này đã mua vào tổng cộng 247 triệu cổ phiếu với giá trị ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Trước đó, công ty đăng ký mua 370 triệu cổ phiếu, khối lượng chưa mua đủ khoảng 123 triệu cổ phiếu.
![]() |
Top cổ phiếu tác động mạnh đến VN-Index. |
Ngoài nhóm VN30, HVN tăng 3,39% và cũng là một trong những cổ phiếu có tác động tích cực nhất cho VN-Index. Được biết, chiều 25/11, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận ở hội trường về các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 để Vietnam Airlines sớm phục hồi và phát triển bền vững.
Nhóm bất động sản và chứng khoán có biến động không mấy tích cực khi đa phần chìm trong sắc đỏ. Ở nhóm bất động sản, DXG giảm 2,61%, NVL giảm 2,22%, NTL giảm 2,15%, CEO giảm 2,1%. Tương tự với nhóm chứng khoán, BSI giảm 1,57%, FTS giảm 1,55%, SHS giảm 1,52%.
Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE phiên hôm nay đạt 534,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch là 12.758 tỷ đồng, tăng 4,75% so với phiên trước. Giao dịch thỏa thuận chiếm 2.235 tỷ đồng. Giá trị giao dịch trên HNX và UPCoM đạt lần lượt 813 tỷ đồng và 518,8 tỷ đồng.
HPG là cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn nhất phiên hôm nay nhưng giá trị chỉ là 451 tỷ đồng. FPT và VHM giao dịch lần lượt 390 tỷ đồng và 382 tỷ đồng.
![]() |
Khối ngoại lần đầu mua ròng trở lại sau hơn một tháng ròng rã bán. |
Khối ngoại chấm dứt chuỗi bán ròng bằng việc mua ròng trở lại 31 tỷ đồng. Phiên hôm nay, HDG được mua ròng mạnh nhất với 242 tỷ đồng. TCB và FPT được mua ròng lần lượt 106 tỷ đồng và 60 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, SSI đứng đầu danh sách bán ròng với 106 tỷ đồng. VCB và HPG bị bán ròng lần lượt 82 tỷ đồng và 58 tỷ đồng. Tính cả phiên hôm nay, giá trị bán ròng của khối ngoại đã lên tới hơn 92.000 tỷ đồng, gấp rưỡi con số trong năm 2021 bán ròng kỷ lục từng đạt.

-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung -
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort