
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán
-
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp
-
Hệ thống KRX dự kiến chính thức vận hành vào ngày 5/5
-
F88 cải thiện triển vọng tín nhiệm nhờ lợi thế kinh doanh và chất lượng tài sản gia tăng -
Tự doanh trên HNX vượt nghìn tỷ đồng trong tháng 3
Sắc xanh trở lại
Sau hai phiên điều chỉnh, sắc xanh đã trở lại với sàn chứng khoán Việt Nam. VN-Index có thời điểm tăng tới 35 điểm lên 1.076 điểm nhưng đà hưng phấn chỉ kéo dài đến gần cuối phiên sáng. Các chỉ số lđều đồng loạt thu hẹp đà tăng. Dù vậy, chứng khoán Việt Nam vẫn nằm trong nhóm tăng khá trong số các thị trường chứng khoán châu Á.
Đóng cửa phiên, VN-Index chỉ còn tăng 9,5 điểm lên 1.050 điểm. Tương tự, HNX-Index tăng 2,59% lên 215,37 điểm. UPCoM-Index tăng 1,66% lên 71,62 điểm.
Sắc xanh trở lại thị trường sau hai phiên điều chỉnh |
Số lượng mã tăng áp đảo. Toàn sàn có 508 mã tăng, 91 mã trần; trong khi chỉ có 194 mã giảm và 31 mã giảm sàn. Điểm sáng của phiên hôm nay là cổ phiếu chứng khoán. Hàng loạt mã dòng chứng khoán tăng kịch biên độ như HCM, AGR, SHS, SSI… Nhóm ngân hàng, bán lẻ, vật liệu xây dựng cũng tăng tốt.
Các cổ phiếu góp nhiều điểm tăng nhất cho VN-Index hôm nay là TCB, VPB và HPG. TCB tăng trần sau khi hai phiên giảm khá mạnh trước đó. VPB cũng hồi phục sau 2 phiên giảm rất sâu. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu tác động tiêu cực đến chỉ số chung là VCB, MSN, VIC. Cổ phiếu Vingroup sau phiên hiếm hoi tăng kịch biên độ.
Khối ngoại mua ròng 14 phiên liên tiếp
Dòng tiền khá tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn. Giao dịch ở riêng nhóm 30 cổ phiếu trong VN30 chiếm tới 46% tổng giao dịch trên sàn HoSE. Đồng nhờ, nhóm này cũng là động lực dẫn dắt chính. Trên sàn HoSE, VN30-Index tăng tới 1,45%, vượt xa mức tăng của VN-Index. HNX30-Index cũng vọt tăng tới 4,18% so với phiên hôm qua.
Tính chung trên ba sàn, giá trị giao dịch đạt 17.350 tỷ đồng, tăng nhẹ so với hôm qua. Cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất là NVL với tổng giá trị đạt 1.229 tỷ đồng. Tuy nhiên, bên bán thắng thế, NVL đóng cửa giảm kịch biên độ và vẫn còn dư bán sàn tới 11,8 triệu cổ phiếu. Cổ phiếu của Novaland đã có tới 4 phiên liên tiếp giảm sàn, tiếp tục xác lập mức đáy lịch sử mới.
Khối ngoại tiếp tục gom mua cổ phiếu. Đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 14 phiên liên tục. Tuy nhiên, lực mua “đuối” hơn các phiên liền trước với giá trị giao dịch 613 tỷ đồng. Cổ phiếu của Vingroup được mua vào nhiều nhất (hơn 200 tỷ đồng). Một số cổ phiếu khác cũng được giải ngân mạnh như STB (100 tỷ đồng), chứng chỉ quỹ FUEVFVND (77 tỷ đồng) hay cổ phiếu bất động sản như VHM (56 tỷ đồng), DXG (45 tỷ đồng)…

-
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán -
Hệ thống KRX dự kiến chính thức vận hành vào ngày 5/5 -
F88 cải thiện triển vọng tín nhiệm nhờ lợi thế kinh doanh và chất lượng tài sản gia tăng -
Tự doanh trên HNX vượt nghìn tỷ đồng trong tháng 3 -
TCBS muốn dùng 3.000 tỷ đồng ra nước ngoài đầu tư cổ phiếu, trái phiếu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn