
-
Dùng AI, Deepfake cắt ghép hình ảnh để chiếm đoạt tài sản của cán bộ, doanh nhân
-
Hoãn phiên tòa kiện đòi bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng vì xe Mercedes bốc cháy
-
Xử lý loạt công trình xây dựng sai phép ở Nha Trang: Chỉ phê bình, rút kinh nghiệm
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Công lao 40 năm công tác đã bị xóa
-
TP.HCM đồng loạt kiểm tra cơ sở sản xuất sữa sau vụ gần 600 sản phẩm sữa giả -
Chốt “số phận” sân vận động Chi Lăng
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Đức, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội, về tội “nhận hối lộ”.
Cùng tội danh trên, Cơ quan điều tra cũng khởi tố bà Trần Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng phòng; Nguyễn Thị Huy, chuyên viên; Đỗ Đình Long (cán bộ biệt phái), thuộc Phòng quản lý hành nghề y dược tư nhân và Đỗ Doãn Tiến (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội).
Bên cạnh đó, 2 đối tượng là Bùi Lan Anh (40 tuổi, trú tại quận Nam Từ Liêm) và Nguyễn Thị Bích (41 tuổi, trú tại huyện Gia Lâm) bị khởi tố về tội “môi giới hối lộ”.
![]() |
Phạm Văn Đức, Trưởng phòng Hành nghề y dược tư nhân, Sở Y tế Hà Nội. Ảnh: Công an Hà Nội |
Trước đó, qua công tác nắm tình hình, dư luận của một số phòng khám và nhà thuốc, Đội 7 Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP. Hà Nội đã phát hiện hành vi môi giới hối lộ, nhận hối lộ trong việc cấp Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, Giấy đủ điều kiện kinh doanh dược, Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân.
Theo đó, một số cơ sở hành nghề y dược tư nhân thiếu các điều kiện, tiêu chuẩn hành nghề đã thông qua Bùi Lan Anh, Nguyễn Thị Bích và Đỗ Doãn Tiến để được cấp phép hoặc gia hạn các loại giấy phép trên.
Theo điều tra, chi phí cấp mới, cấp lại là 15-60 triệu đồng/giấy; trong đó, nhóm môi giới chi cho cán bộ Phòng quản lý hành nghề y dược tư nhân khoảng 6-30 triệu đồng/giấy; còn lại, các đối tượng môi giới hưởng lợi từ 7-52 triệu đồng
Từ đó, ông Đức, bà Tuyết và một số cán bộ khác tại Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân đã làm các thủ tục cấp giấy phép không đúng quy định cho các nhà thuốc, phòng khám.
Nếu không chi tiền, các cơ sở hành nghề sẽ bị sách nhiễu, gây khó khăn trong quá trình xin cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận.
Quá trình điều tra bước đầu xác định, từ năm 2018 đến nay, Bích và Lan Anh khai đã nhận tiền của 760 cơ sở kinh doanh dược, phòng khám, tổng cộng khoảng 11 tỷ đồng.
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ toàn bộ sai phạm trong hoạt động cấp giấy phép trái quy định.

-
Dùng AI, Deepfake cắt ghép hình ảnh để chiếm đoạt tài sản của cán bộ, doanh nhân
-
Điều tra đường dây sản xuất sản phẩm Baby Shark, Medi Kid Calcium K2 của Công ty Herbitech
-
Hoãn phiên tòa kiện đòi bồi thường hơn 2,5 tỷ đồng vì xe Mercedes bốc cháy
-
Xử lý loạt công trình xây dựng sai phép ở Nha Trang: Chỉ phê bình, rút kinh nghiệm
-
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng: Công lao 40 năm công tác đã bị xóa -
TP.HCM đồng loạt kiểm tra cơ sở sản xuất sữa sau vụ gần 600 sản phẩm sữa giả -
Đi tìm nguồn gốc sản phẩm “bổ não” xuất xứ Đức - Bài 1: “Tôi chỉ muốn tốt cho mẹ...” -
Chốt “số phận” sân vận động Chi Lăng -
Cấp phép mỏ đất hiếm trái quy định, cựu Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc sắp bị xét xử -
Cảnh báo lừa đảo “tấn công” trái chủ Vạn Thịnh Phát -
Lật tẩy chiêu trò lập khống hợp đồng, chuyển hàng ngàn tỷ qua biên giới
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)