-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Giải ngân chậm sẽ bị cắt vốn
Tổng nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 chỉ có 1,8 triệu tỷ đồng (không kể 200.000 tỷ đồng dự phòng) được nhiều đại biểu Quốc hội nhận định là rất hạn hẹp. Trong điều kiện đó, năm 2017 và cả năm 2016, đã xảy ra nghịch lý là giải ngân vốn đầu tư công rất chậm.
“Điều đáng nói là, Chính phủ đã có Nghị quyết số 70/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ngày 3/8/2017) để tháo gỡ các khó khăn, nhưng từ đó đến nay, tiến độ giải ngân chưa được cải thiện nhiều”, ông Nguyễn Hữu Toàn (đại biểu tỉnh Lai Châu) phát biểu.
Sẽ kiên quyết không bố trí kế hoạch năm 2018 với các dự án sử dụng vốn trong nước đến ngày 30/9/2017 giải ngân dưới 30% kế hoạch được giao. Trong ảnh: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) tại TP.HCM đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Ảnh: Đức Thanh |
Nguyên nhân chính khiến giải ngân vốn đầu tư công chậm, theo ông Toàn, do cả chủ quan lẫn khách quan và cơ chế chính sách. “Những nguyên nhân này đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Quốc hội, nhưng vấn đề quan trọng là giải quyết như thế nào?”, ông Toàn đặt vấn đề và đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền trong việc triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư, thẩm định nguồn vốn, phân bổ giải ngân nguồn vốn đầu tư công.
“Cần phải kịp thời rà soát cắt giảm dự án giải ngân chậm, điều chuyển cho dự án có điều kiện giải ngân nhanh, không đợi đến cuối năm mới thực hiện điều chỉnh. Đồng thời, Chính phủ khẩn trương tổng kết việc thực hiện Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng và sớm trình Quốc hội sửa đổi 2 luật này, cũng như các luật khác có liên quan đến đầu tư, xây dựng”, ông Toàn đề xuất.
Đại biểu Lê Thị Yến (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng đồng tình với các nguyên nhân khiến giải ngân vốn đầu tư công chậm của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Nhưng bà Yến cho rằng, giải ngân vốn đầu tư công chậm còn có nguyên nhân nữa là, theo quy định của Luật Đầu tư công, có thêm một số thủ tục mới như thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn, phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư với quy trình triển khai phức tạp, nên mất nhiều thời gian.
“Có không ít dự án đã được phê duyệt trước ngày 1/1/2015, đang triển khai và có nhu cầu điều chỉnh dự án. Do được duyệt trước ngày Luật Đầu tư công có hiệu lực, nên các dự án này không có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, do đó, khi triển khai việc thẩm định, điều chỉnh dự án, khó xác định được cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương điều chỉnh dự án”, bà Yến dẫn chứng.
Một nguyên nhân nữa khiến việc giải ngân vốn đầu tư công chậm, theo bà Yến, đối với dự án không có cấu phần xây dựng, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện việc thẩm định, phê duyệt, thiết kế, dự toán mua sắm hàng hóa, thiết bị; đồng thời cũng chưa công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư.
Không giải ngân bằng mọi giá
Trong khi nhiều dự án được bố trí vốn đầu tư công không giải ngân được, thì lại có không ít dự án khác, theo ông Nguyễn Văn Cảnh (Đại biểu tỉnh Bình Định), nằm trong diện cần được ưu tiên đầu tư nhưng chưa có trong Danh mục dự án đầu tư công trung hạn 2016-2020, nên không được phân bổ vốn, đã gây khó khăn cho địa phương, làm lãng phí nguồn lực xã hội.
“Quốc lộ 19 đoạn từ cảng Quy Nhơn đến điểm giao Quốc lộ 1A là dự án giao thông quan trọng đã được thực hiện từ năm 2013, nhưng đến nay, phải dừng lại vì không có vốn do không nằm trong Danh mục đầu tư công trung hạn 2016 -2020, cho dù ngân sách trung ương bố trí 37%, ngân sách địa phương bố trí 41% nguồn vốn”, ông Cảnh lấy ví dụ.
Từ thực tiễn trên, ông Cảnh kiến nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát các công trình, dự án đang triển khai, nhưng phải dừng lại bổ sung vào Danh mục Đầu tư công trung hạn 2016-2020 để bố trí vốn, đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm lãng phí do các công trình đầu tư dở dang.
Trước đó, trong phiên thảo luận tổ về tình hình thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017, ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, ông Hoàng Văn Cường (Đại biểu Hà Nội) và nhiều đại biểu Quốc hội khác cho rằng, vốn đầu tư công là vốn đi vay, phải trả lãi, nên cần phải quản lý thật chặt, không cố gắng giải ngân bằng mọi giá, sẽ dẫn tới đầu tư không hiệu quả, lãng phí, thất thoát. “Nhiều công trình, dự án vừa làm xong, thậm chí chưa nghiệm thu, đã phải sửa chữa, tu bổ, chắp vá, do chất lượng thấp, vì chạy theo tiến độ để giải ngân kịp kế hoạch”, ông Quân lo ngại.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, giải ngân vốn đầu tư công chậm; dự án hiệu quả không cao, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, chất lượng thấp hay nhiều công trình, dự án chưa được đưa vào Danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 là do các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, khuyết điểm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu có là do vẫn còn nể nang.
Theo quy định, dự án sử dụng vốn trong nước đến ngày 30/9 giải ngân dưới 30% kế hoạch vốn thì kiên quyết không bố trí kế hoạch năm sau. Nhưng nhiều dự án gặp vướng mắc do nguyên nhân khách quan như bị ách tắc trong giải phóng mặt bằng, nên không giải ngân được 30% kế hoạch vốn, nếu cắt nguồn vốn thì không chỉ ảnh hưởng đến công trình, mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của địa phương.
“Để chấn chỉnh công tác quản lý vốn đầu tư công, từ năm nay, chúng tôi sẽ không nể nang nữa, mà thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết 70/NQ-CP là các dự án sử dụng vốn trong nước đến ngày 30/9/2017 giải ngân dưới 30% kế hoạch được giao kiên quyết không bố trí kế hoạch năm 2018”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025