-
Hà Nội sẽ thí điểm tiếp nhận 30 dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng VNeID và iHanoi -
Ra mắt Dự án chính quyền số Hải Phòng -
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3
Đây là nội dung được đưa ra thảo luận tại buổi gặp gỡ cuối năm, do CLB CEO-Chìa Khóa Thành Công tổ chức tại Hà Nội.
Theo các vị chuyên gia, chuyển đổi số là quá trình áp dụng các công nghệ số vào quản trị, điều hành, thay đổi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất và thúc đẩy sự phát triển.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải doanh nghiệp nào bước vào chuyển đổi số cũng thành công.
Ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch Alphabooks, Viện trưởng Viện Lãnh đạo ABG, kể câu chuyện về một người bạn tên Hiến, chuyên bán loa của mình. Vài ba năm trước, khi thị trường rộ lên câu chuyện chuyển đổi lên các nền tảng online, anh Hiến cũng mang loa bán trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada. Tuy nhiên, phương thức này khiến anh gặp phải sự cạnh tranh lớn về giá. Khách hàng dễ dàng so sánh giá giữa các bên và họ đi mua bên khác, thay vì chọn mua loa từ anh Hiến. Chỉ khoảng 1,2 năm sau, anh Hiến thất bại.
Cuối cùng, anh tìm được cách vực lại thông qua việc chinh phục thị trường ngách mà chưa ai nhìn ra, đó là chuyên cung cấp loa và thiết bị âm thanh cho các nhà thờ ở khu vực miền Bắc.
“Có những đơn vị không ‘chết’ vì không chuyển đổi số, họ chuyển đổi số mới là chết”, ông Bình nhìn nhận.
Ông Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch Alphabooks. |
Cùng quan điểm với đại diện Alphabooks, ông Võ Tấn Long, Tổng giám đốc Công ty tư vấn PwC Việt Nam, Giám đốc Chuyển đổi Số PwC Việt Nam, cho rằng doanh nghiệp chỉ nên chuyển đổi số nếu nhận thấy nhu cầu cần thay đổi của mình, và biết nhu cầu đó ở đâu. Ông Long nói thêm, với mỗi khách hàng đến đặt vấn đề về tư vấn chuyển đổi số, ông đều hỏi mục tiêu của họ là gì. Nếu khách hàng không trả lời được thì câu chuyện buộc phải dừng lại.
“Chuyển đổi số hay nói chung là nền kinh tế số chỉ là một trong các yêu tố quyết định sự thành công trong giai đoạn tới của doanh nghiệp, chứ không phải tất cả”, vị chuyên gia khẳng định.
Cũng theo ông Long, chuyển đổi số có thể áp dụng với tất cả các quy mô doanh nghiệp, từ những đơn vị chỉ có vài ba nhân sự cho đến bộ máy vài chục ngàn người, từ giai đoạn mới khởi nghiệp cho đến khi doanh nghiệp đã có chỗ đứng trên thị trường. Chuyển đổi số giải quyết được nhiều vấn đề trong doanh nghiệp, nhưng không phải chìa khóa vạn năng cho tất cả vấn đề.
Ông Võ Tấn Long, Tổng giám đốc PwC Việt Nam. |
Để chuyển đổi số thành công, theo đại diện PwC Việt Nam, mỗi doanh nghiệp đều cần đến 3 yếu tố. Thứ nhất, tầm nhìn của người lãnh đạo nói riêng và đội ngũ lãnh đạo nói chung. Bản thân họ phải là một thế thống nhất, cùng nhau xác định rõ hướng đi mình muốn triển khai.
Thứ hai là là nguồn lực đầu tư. Đây cũng là vấn đề nhiều doanh nghiệp cho rằng là thách thức lớn nhất trong quá trình chuyển đổi số. Nhưng ông Long nhìn nhận nguồn lực đã không còn là rào cản quá lớn, khi công nghệ đám mây đang ngày càng phổ biến, doanh nghệp có thể làm đến đâu chi trả đến đấy. Chưa kể, đầu tư vào công nghệ thực tế không tính vào đầu tư mà nên tính vào chi phí vận hành.
Thứ ba là trình độ phát triển và trưởng thành của hệ sinh thái xung qunah. Doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi số nhưng nếu chuỗi cung ứng xung quanh không có, đội ngũ nhân sự thực hiện ít, thì bài toán chuyển đối số sẽ gặp khó khăn để triển khai.
Bổ sung thêm ý kiên của ông Võ Tấn Long, Chủ tịch Alphabooks Nguyễn Cảnh Bình khuyên người lãnh đạo không nên vội vã trong quá trình chuyển đổi số. Cụ thể, theo ông Bình, thay vì gấp rút ký kết các hợp đồng với đơn vị tư vấn, người lãnh đạo nên lùi lại vài tháng để tự tìm hiểu sâu hơn về chuyển đổi số, hoặc tham gia vài khóa học nếu cần thiết. Nhiều doanh nghiệp, thường vì thiếu kiến thức, nên mới đầu kỳ vọng chuyển đổi số là một phép thần thông, nhưng sau biết không phải, đội ngũ lãnh đạo sẽ thất vọng và thậm chí có thể mất đoàn kết.
“Tôi nghĩ lãnh đạo doanh nghiệp nên dành thời gian nghiên cứu, tích lũy tri thức trước khi bỏ tiền vào các phần mềm, máy móc, công nghệ để chuyển đối số. Khi bạn đã có kiến thức, quá trình chuyển đổi sau này chắc chắn sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn”, vị đại diện Alphabooks nhấn mạnh.
-
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 -
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - “tấm khiên” an toàn trong thời đại dữ liệu -
FPT sẽ thành lập liên doanh để thúc đẩy chuyển đổi số tại Nhật Bản -
Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3 -
VNPT Cloud: Chìa khóa mở ra cánh cửa du lịch thông minh -
VNPT đồng hành kiến tạo thành phố thông minh vì tương lai -
Gia tăng hàng hóa vi phạm trên sàn thương mại điện tử
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025