
-
Việt Nam: Từ giải phóng 1975 đến kiến tạo luật chơi 2025
-
Kho bạc Nhà nước kết nối dữ liệu hợp đồng điện tử với mạng đấu thầu quốc gia
-
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
-
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát
-
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa -
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới
Thưa Bộ trưởng, một trong những nội dung quan trọng của Kỳ họp thứ tám Quốc hội Khóa XIII, là sẽ xem xét thông qua hai dự luật Đầu tư và Doanh nghiệp (sửa đổi), do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo. Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với việc thực hiện Hiến pháp 2013?
![]() | ||
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh |
Hai dự luật Đầu tư và Doanh nghiệp (DN) sửa đổi là hai luật rất quan trọng, đặt nền tảng cho những chính sách cơ bản để quản lý cũng như vận hành DN, đồng thời là nền tảng để thu hút đầu tư, cả trong nước và nước ngoài.
Năm 2005, khi ban hành Luật Đầu tư và Luật DN, chúng ta đã tạo được một làn sóng mới trong thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cũng như tạo cú hích để thành lập DN trong nước, tạo nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, từ đó đến nay, các yếu tố liên quan đến đầu tư, kinh doanh, cộng với quá trình hội nhập quốc tế đã khiến quá trình thực thi hai luật này nảy sinh một số vấn đề bất cập, cần phải sửa đổi Luật để phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện nhiều hơn trong thu hút đầu tư, trong hội nhập quốc tế và đặc biệt là, tạo điều kiện cho DN trong nước phát triển, đầu tư trong nước tốt hơn.
Hơn nữa, năm 2013, chúng ta đã thông qua Hiến pháp sửa đổi, trong đó khẳng định nhiều quyền tự do của người dân, trong đó có quyền tự do về đầu tư và kinh doanh. Tư tưởng quan trọng của Hiến pháp là người dân được quyền đầu tư và kinh doanh những lĩnh vực ngành nghề mà Nhà nước không cấm, chúng ta phải đưa những tư tưởng này vào cuộc sống.
Như vậy, sửa đổi Luật Đầu tư và Luật DN là để đáp ứng cả nhu cầu từ thực tiễn cuộc sống, cũng như từ yêu cầu của Hiến pháp sửa đổi. Tư tưởng xuyên suốt của hai luật này cũng là làm sao đảm bảo quyền tự do kinh doanh của công dân, của DN.
Nhưng thưa Bộ trưởng, qua các phiên thảo luận từ Kỳ họp Quốc hội thứ bảy lần trước, vẫn còn nhiều vấn đề có những quan điểm trái chiều. Vậy làm sao để tạo sự đồng thuận và để các đại biểu Quốc hội nhấn nút thông qua Luật Đầu tư và Luật DN sửa đổi?
Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm lớn của dư luận, đó là các vấn đề liên quan đến ngành nghề cấm hay hạn chế kinh doanh. Trong xây dựng luật lần này, chúng tôi chọn cách tiếp cận theo thông lệ quốc tế, đó là thay vì “chọn cho” sẽ là “chọn bỏ”. “Chọn bỏ” tức là những gì bị cấm, bị hạn chế đầu tư, kinh doanh thì được ghi vào Luật, còn tất cả những lĩnh vực còn lại, người dân sẽ được tự do đầu tư, kinh doanh. Tất cả được ghi rõ trong luật, hay trong nghị định của Chính phủ, rất minh bạch, rõ ràng, tránh được chuyện xin - cho như trước đây, khi chúng ta “chọn cho” kinh doanh những lĩnh vực gì.
Nói thì dễ, nhưng cái khó và cũng nhiều quan điểm khác nhau là ở chỗ, chúng ta cấm cái gì, hạn chế kinh doanh thế nào, điều kiện ra sao. Cấm thì rõ hơn. Còn với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tôi muốn nhắc lại là, khi đặt ra các điều kiện, không có nghĩa là chúng ta hạn chế quyền kinh doanh của người dân.
Trong kinh doanh có điều kiện lại có hai loại hình, một là phải cấp phép, hai là chỉ cần đặt ra điều kiện, nếu đáp ứng đủ thì được kinh doanh và nếu sau này, kiểm tra, giám sát, nếu thấy không đáp ứng yêu cầu thì sẽ bị đóng cửa. Với loại phải cấp phép, chúng ta sẽ hạn chế ở mức thấp nhất, không để tình trạng giấy phép con hay chuyện xin - cho.
Còn với loại phải đáp ứng điều kiện kinh doanh, thì tôi cho rằng, càng đặt ra nhiều điều kiện càng tốt và công bố công khai, minh bạch các điều kiện này. Làm như vậy là văn minh, chứ không phải là hạn chế quyền tự do kinh doanh của người dân. Xã hội phát triển, đã đến lúc phải tuân thủ nghiêm túc và chặt chẽ hơn các điều kiện kinh doanh, đặc biệt là với các ngành nghề kinh doanh có liên quan đến sức khỏe con người, hay bảo vệ môi trường…
Đây là những vấn đề rất cũ mà cũng rất mới, không phải ai cũng hiểu. Tất nhiên điều này là không dễ dàng, vì qua rà soát ở 16 bộ, ngành có quy định về kinh doanh có điều kiện, thì thấy bị chồng lấn, đan xen nhau rất nhiều. Chồng lấn vậy nên không dễ bóc tách, vì thế lần này, có thể sẽ chỉ thông qua những nguyên tắc cơ bản, rồi sau đó, tiếp tục rà soát, điều chỉnh những gì còn bất hợp lý. Tôi tin rằng, nếu làm tốt, Quốc hội sẽ thông qua. Đây là điều rất quan trọng để chúng ta thực hiện Hiến pháp 2013.
Tái cơ cấu nền kinh tế cũng được nhắc đến rất nhiều trong thời gian qua, vì tiến trình chậm chạp của nó. Giả sử phải trả lời chất vấn trước Quốc hội về vấn đề này, Bộ trưởng sẽ nói sao?
Tôi sẽ trả lời trước cử tri và Quốc hội rằng, thời gian qua, tái cơ cấu nền kinh tế có chậm, chậm so với kỳ vọng của chúng ta, chậm so với yêu cầu thực tiễn của cuộc sống. Đấy là sự thực, nhưng giai đoạn vừa qua cũng đã tạo ra nền tảng, tạo điều kiện để chúng ta thực hiện tái cơ cấu kinh tế nhanh hơn trong năm tiếp theo.
Chúng ta đã làm, làm thật và có kết quả, ví như trong tái cơ cấu đầu tư công, đã làm được nhiều việc. Chẳng hạn, xây dựng khung pháp lý cho quản lý đầu tư công, xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn… Việc tái cơ cấu DN nhà nước đúng là có chậm, nhưng cơ bản thì các đề án tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã được thông qua.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, chúng ta còn nhiều việc phải làm. Không được sốt ruột, tái cơ cấu là quá trình dài, nếu nóng vội, sốt ruột có thể có những quyết định sai lầm. Nhưng cũng không được trì trệ, trì hoãn quá trình này. Tôi tin là, đến năm 2015, sẽ có nhiều chuyển động tốt hơn cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Nguyên Đức
-
[Emagazine] Đường đến thịnh vượng -
Kỳ tích ngoại giao Hồ Chí Minh: Từ chiến tranh đến hội nhập quốc tế sâu rộng -
Việt Nam trở thành đối tác ngày càng quan trọng -
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa -
Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ đạo rà soát xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật -
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới -
Lực lượng quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành mừng ngày 30/4
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025