
-
Bắt hàng nghìn sản phẩm thời trang là hàng giả và gian lận xuất xứ Việt Nam
-
Phát hiện hành vi chôn lấp chất thải công nghiệp tại tỉnh Hưng Yên
-
Khởi tố chủ cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả số lượng lớn tại Bắc Giang
-
Quảng Ninh: Xử lý 1.084 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trị giá 12 tỷ đồng
-
Truy tố 22 bị can trong đường dây cấp khống phiếu lý lịch tư pháp -
Thanh tra phát hiện nhiều điều khoản không đúng quy định trong hợp đồng mua nhà ở xã hội
Loạt lãnh đạo cơ quan quản lý “giúp đỡ” Trịnh Văn Quyết
Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã ban hành Kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các công ty có liên quan.
Cùng với đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã đề nghị truy tố 51 bị can, trong đó cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế (em gái Quyết) và 6 bị can khác bị đề nghị truy tố 2 tội danh “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
![]() |
Cựu Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng Lê Công Điền. |
Trong quá trình điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra đã xác định một số hành vi vi phạm xảy ra tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, Trung tâm Lưu ký chứng khoán nên đã khởi tố bổ sung và thực hiện các thủ tục tố tụng để điều tra.
Theo đó, 4 lãnh đạo Sàn Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, theo khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự gồm: Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị; Lê Hải Trà, cựu Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết; Trầm Tuấn Vũ, cựu Phó tổng giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng niêm yết và Lê Thị Tuyết Hằng, Giám đốc Phòng Quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết.
Cùng với đó, bị can Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ giám sát công ty đại chúng, thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Dương Văn Thanh, Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam; Phạm Trung Minh, Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán bị truy tố tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”, theo khoản 2, Điều 209 Bộ luật Hình sự.
Kết luận điều tra chỉ rõ, bị cáo Lê Công Điền với vai trò là Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng, khi được giao chỉ đạo, thẩm định hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của Công ty cổ phần Xây dựng Faros đã phát hiện hồ sơ không đủ cơ sở xác định số vốn thực góp; các báo cáo kiểm toán không đúng pháp luật về kiểm toán vù không đủ cơ sở để đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.
Tuy nhiên, Điền đã không thực hiện kiểm tra, xử lý đối với công ty kiểm toán, thu hồi báo cáo kiểm toán, mà ký văn bản chấp thuận hồ sơ đăng ký đại chúng của công ty này, sau đó công bố trên phương tiện thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có vốn điều lệ 4.300 tỷ đồng.
Từ đó, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm lợi dụng để thực hiện việc đăng ký lưu ký, niêm yết 430 triệu cổ phiếu để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng không bị xử lý hình sự
Trong vụ án này, ông Trần Văn Dũng, cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cựu Tổng giám đốc HoSE bị Bộ Công an kiến nghị xử lý nghiêm về hành chính.
Theo kết luận điều tra, ông Trần Văn Dũng từng là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc HoSE, Chủ tịch Hội đồng niêm yết.
Khi nhận được hồ sơ đề nghị niêm yết cố phiếu của Công ty cổ phần Xây dựng Faros, ông Dũng đã được báo cáo về việc Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính năm 2014, năm 2015 của doanh nghiệp không phù hợp do phạm vi lưu ý quá lớn; Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần là không có cơ sở; chưa có căn cứ xác định số vốn thực góp...
![]() |
Ông Trần Văn Dũng, cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cựu Tổng giám đốc HoSE. |
Tuy nhiên, sau khi họp Hội đồng niêm yết, ông Trần Văn Dũng đã cùng các thành viên Hội đồng quản trị đồng ý chấp thuận niêm yết đối với cổ phiếu ROS. Tiếp đó, sau khi ông Trần Đắc Sinh ký nghị quyết của Hội đồng quản trị, ông Dũng đã ký quyết định chấp thuận niêm yết 430 triệu cố phiếu hình thành từ vốn góp khống của Công ty cổ phần Xây dựng Faros.
Tại cơ quan điều tra, ông Dũng thừa nhận toàn bộ nội dung, diễn biến hành vi vi phạm của mình và cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự việc trên là do tin tưởng vào cấp dưới, ý kiến chấp thuận của các thành viên Hội đồng niêm yết, thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng quản trị; bản thân không được hưởng lợi.
Cơ quan điều tra xác định, hành vi của ông Dũng có dấu hiệu “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng do ông này thực hiện hành vi theo ý kiến chấp thuận của các thành viên Hội đồng niêm yết, Hội đồng quản trị.

-
Quảng Ninh: Xử lý 1.084 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trị giá 12 tỷ đồng -
Truy tố 22 bị can trong đường dây cấp khống phiếu lý lịch tư pháp -
Vụ kẹo rau củ Kera, Hoa hậu Thùy Tiên nhận gần 7 tỷ đồng hoa hồng -
Bộ Công Thương tổng kiểm tra hàng hóa "nóng" trên thị trường: thuốc, sữa, mỹ phẩm, xăng dầu... -
Thanh tra phát hiện nhiều điều khoản không đúng quy định trong hợp đồng mua nhà ở xã hội -
Khánh Hòa thu hồi khu "đất vàng” trong vụ án gây thất thoát gần 138 tỷ đồng -
Chuyển hồ sơ vụ Trung tâm Anh ngữ Úc Châu "mất tích" sang cơ quan công an
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt