-
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ -
Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025 -
Đầu tư 1.035 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Rạch Bắp mở rộng -
Thẩm định Dự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau trị giá 2.399 tỷ đồng -
Lực hút từ Khu kinh tế Dung Quất -
Đề xuất 2.545 tỷ đồng đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14B
Lễ động thổ xây dựng Nhà máy Công nghệ Arizon (Việt Nam) tại Khu công nghiệp số 5 (tỉnh Hưng Yên) |
Nhiều lợi thế
Khu công nghiệp (KCN) số 5 do Công ty cổ phần Đầu tư KCN Yên Mỹ làm chủ đầu tư, có diện tích hơn 192 ha, tọa lạc tại xã Xuân Trúc, Quảng Lãng, huyện Ân Thi và xã Nghĩa Dân, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. KCN nằm tiếp giáp 2 mặt với đường nối 2 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Pháp Vân - Cầu Giẽ, Quốc lộ 38 mới và tuyến đường huyện ĐH62.
Đây là vị trí “vàng”, đặc biệt thuận lợi cho việc xây dựng, lưu thông nội khu cũng như vận chuyển hàng hóa từ KCN tới các điểm quan trọng như cảng Hải Phòng, cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn… Lợi thế trong kết nối luân chuyển hàng hóa nội địa, quốc tế cũng chính là điểm cộng lớn để KCN số 5 thu hút đầu tư.
Ông Nguyễn Tuân, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư KCN Yên Mỹ cho biết, KCN số 5 có tổng mức đầu tư 2.385 tỷ đồng, được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư vào tháng 8/2021. Chỉ trong 6 tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư, KCN đã hoàn thành giải phóng mặt bằng.
KCN được chia thành 2 phân khu. Phân khu thứ nhất có diện tích 109 ha, đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật. Hệ thống cấp điện được cung cấp từ điện lưới quốc gia qua trạm biến áp 110/22 KV, công suất 4 x 63 MVA (giai đoạn 1 có công suất 2×63 MVA). Hệ thống cấp nước có công suất tối đa 30.000 m3/ngày đêm. Nước thải được thu gom, phân loại về trạm xử lý (công suất 4.300 m3/ngày) theo đúng tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường. Phân khu thứ hai có diện tích 83 ha, đã thực hiện 70% hạ tầng kỹ thuật. Nhiều dự án của nhà đầu tư thứ cấp tại đây đã được khởi động, xây dựng.
Hệ thống giao thông nội khu với đường trục rộng 32 - 42 m đã hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, chủ đầu tư KCN số 5 đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng cho việc thực hiện đầu tư khu nhà ở công nhân, nhà ở chuyên gia (khoảng 12 ha) nhằm phục vụ nhu cầu của các chuyên gia, công nhân làm việc tại đây.
Ông Vũ Quốc Nghị, Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên đánh giá, KCN số 5 là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh. KCN tập trung thu hút đầu tư ở các lĩnh vực như điện tử, cơ khí chính xác; công nghiệp nhẹ, các ngành sản xuất, kinh doanh khác phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hưng Yên. Tỉnh cũng có định hướng KCN số 5 sẽ tập trung thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp bán dẫn của Đài Loan (Trung Quốc).
“Khi các nhà máy tại KCN số 5 đi vào hoạt động, sẽ tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân địa phương. Đồng thời, hoạt động của KCN sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, ông Nghị nói.
Nhà đầu tư thứ cấp đang xây dựng nhà máy trong Khu công nghiệp số 5 |
Điểm đến của nhà đầu tư
Sau khi khởi công xây dựng (tháng 3/2023), KCN số 5 đã đón nhiều đoàn doanh nghiệp, nhà đầu tư đến khảo sát, tìm hiểu. Tháng 5/2024, khoảng 50 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Điện cơ, điện tử Đài Loan (Trung Quốc) - TEEMA đã đến khảo sát thực tế tại KCN.
Kết nối giao thông thuận lợi và có nhiều ưu đãi trong thu hút đầu tư, đến nay, KCN số 5 đã thu hút được 12 dự án, trong đó có 10 doanh nghiệp đến từ Đài Loan (Trung Quốc), vốn đăng ký khoảng 200 triệu USD, chủ yếu là các doanh nghiệp điện tử, sản xuất phụ trợ cho các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới, phù hợp với mục tiêu, định hướng thu hút đầu tư và phát triển của tỉnh Hưng Yên.
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tổ chức vào đầu tháng 7/2024, trong số 20 dự án FDI được tỉnh Hưng Yên trao giấy chứng nhận đầu tư, có 5 dự án đầu tư vào KCN số 5. Đó là Dự án Sản xuất tem nhãn RFID (sử dụng sóng vô tuyến để đọc và thu thập thông tin được lưu trữ trên thẻ gắn với vật thể) của Arizon, vốn đầu tư 67 triệu USD; Dự án Sản xuất sản phẩm cơ khí chế tạo (30 triệu USD); Dự án Sản xuất cáp, đầu nối và ăng-ten (16,5 triệu USD); Dự án Sản xuất đầu nối và các linh kiện điện tử (10 triệu USD); Dự án Sản xuất liên kết điện tử (18,6 triệu USD)
Là nhà cung cấp RFID lớn, năm 2023, Arizon đã cung cấp hơn 3 tỷ sản phẩm RFID các loại trên toàn thế giới. Trong lần đầu tư mở rộng sản xuất này, Arizon đã chọn xây dựng nhà máy tại KCN số 5, với diện tích lớn gấp đôi nhà máy hiện tại ở Dương Châu (Trung Quốc).
Phát biểu tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư của tỉnh Hưng Yên, ông Ho, Yi Da, Chủ tịch Công ty TNHH Công nghệ Arizon (Việt Nam) bày tỏ: “Trong quá trình tìm kiếm vị trí đặt nhà máy, chúng tôi đã khảo sát tại hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ. Vị trí địa lý đắc địa của tỉnh Hưng Yên, tầm nhìn của các nhà lãnh đạo, cùng sự ủng hộ đối với ngành bán dẫn và chính sách ưu đãi thực tế của KCN số 5 là những lý do chính để chúng tôi chọn nơi đây là điểm dừng chân...”.
Trước đó, ngày 30/5/2024, Arizon đã tổ chức lễ động thổ, khởi động xây dựng Nhà máy Công nghệ Arizon (Việt Nam). Nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghệ cao phục vụ nhiều doanh nghiệp lớn tại các thị trường Mỹ, Nhật Bản và châu Âu như Walmart, Uniqlo… Dự kiến, Nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025, doanh thu mỗi năm ước đạt 22.000 tỷ đồng.
Mới đây, ngày 13/7, Nhà máy Wieson Technologies Việt Nam với tổng mức đầu tư 16,5 triệu USD, chuyên sản xuất sản phẩm linh kiện điện tử như các loại cáp và đầu nối cũng đã được khởi động tại KCN số 5. Wieson Technologies Việt Nam đặt mục tiêu mỗi năm sản xuất 2,64 triệu thiết bị ăng-ten bên trong, 2,76 triệu thiết bị ăng-ten bên ngoài; 25,2 triệu sản phẩm đầu nối DP loại SMT và Spring; 10 triệu sản phẩm đầu nối HDMI SPRING-1 loại 2.1 I/M.
-
Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng -
Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tu bổ Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm về Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ -
Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025 -
Đồng Nai sắp có thêm khu công nghiệp Phước Bình 2 quy mô 287 ha
-
Đầu tư 1.035 tỷ đồng xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Rạch Bắp mở rộng -
Thẩm định Dự án mở rộng, nâng cấp Cảng hàng không Cà Mau trị giá 2.399 tỷ đồng -
Lực hút từ Khu kinh tế Dung Quất -
Đề xuất 2.545 tỷ đồng đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14B -
Chuẩn bị trình văn bản pháp lý quan trọng nhất về đường sắt cao tốc Bắc Nam: Khát vọng tự lực, tự cường -
TP.HCM muốn làm 2 hồ dự trữ nước 300 ha tại Củ Chi và Bình Chánh -
Làm xong 7 tuyến metro, TP.HCM mới thu phí ô tô vào trung tâm
-
1 Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
2 Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
3 Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng -
4 Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025 -
5 TP.HCM: Metro số 1 phải tạm dừng hoạt động do mưa to và sấm sét
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion