-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Đặng Trọng Thăng (ngoài cùng, bên phải) kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Tiền Hải |
Xin ông cho biết những thành tựu mà Thái Bình đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2018?
Năm 2018, kinh tế Thái Bình tiếp tục ổn định và duy trì đà tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu tăng trưởng cao, vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm GRDP đạt 49.870 tỷ đồng, tăng 10,53% so với năm 2017, vượt kế hoạch năm. Tổng giá trị sản xuất đạt 133.273 tỷ đồng, tăng 12,25% so với năm 2017. Đây là năm thứ ba liên tiếp, kinh tế của tỉnh đạt mức tăng trưởng hai con số và là một trong số ít tỉnh, thành phố dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng khu vực Đồng bằng sông Hồng.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực: nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 25,82%, công nghiệp và xây dựng chiếm 38,24%, dịch vụ chiếm 35,94%. Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt. Giá trị sản xuất đạt gần 56.680 tỷ đồng, tăng 17,72% so với năm 2017 vượt kế hoạch năm.
Năm 2018, toàn tỉnh có 152 dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư mới, với tổng vốn đầu tư gần 6.800 tỷ đồng, tăng 36,9% số dự án so với năm 2017. Địa phương đã thu hút được một số tập đoàn kinh tế lớn như TH, Trường Hải, Lộc Trời, Hòa Phát, Sun Group, HimLam, C&N VINA- Hàn Quốc... cùng nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào nghiên cứu, thực hiện dự án đầu tư.
Hoạt động của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ổn định, có 145/180 dự án đi vào sản xuất - kinh doanh, đạt 22.213 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ, chiếm 40% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Thu ngân sách nhà nước đạt trên 17.000 tỷ đồng, bằng 126% dự toán, trong đó, thu ngân sách địa phương ước đạt trên 14.894,9 tỷ đồng, bằng 128% dự toán.
Xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh, đã có 237 xã đạt chuẩn và 1 huyện được công nhận chuẩn quốc gia. 100% hộ dân được cung cấp nước sạch, là tỉnh dẫn đầu trên lĩnh vực này. Văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
. |
Năm 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, chuẩn bị cho nhiệm kỳ 2021 - 2026. Thái Bình sẽ thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nào?
Thái Bình tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược và 5 nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, đồng thời tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó, tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ cơ cấu lại nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu.
Khuyến khích người dân tích cực thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất, gắn với triển khai Đề án Thí điểm tích tụ đất đai, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại.
Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác lập quy hoạch chung Khu kinh tế Thái Bình theo Quyết định số 1089/QĐ-TTg ngày 31/8/2018 sớm trình Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng khung cơ chế ưu đãi đầu tư vào Khu kinh tế Thái Bình để đẩy mạnh thu hút đầu tư. Hoàn thành lập quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp - đô thị - thương mại dịch vụ Xuân Hải, Khu công nghiệp Thụy Trường, Khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp tại Quỳnh Phụ. Thu hút các dự án sử dụng công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn và không gây ô nhiễm môi trường.
Tích cực tháo gỡ vướng mắc về thủ tục và mặt bằng để thúc đẩy tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và xây dựng như Tuyến đường bộ ven biển, Khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp ở Quỳnh Phụ,...
Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án Phát triển kinh tế tư nhân, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đẩy mạnh phát triển các ngành thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, khuyến khích đầu tư dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao... , phấn đấu đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế quan trọng.
Ông có thể giới thiệu khái quát về Khu kinh tế Thái Bình, những việc mà Thái Bình đã triển khai năm 2018, nhất là những quan điểm, chính sách thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp vào đầu tư hạ tầng, sản xuất, kinh doanh, cũng như triển vọng của Khu kinh tế?
Quyết định thành lập và phát triển Khu kinh tế Thái Bình của Chính phủ thể hiện “Ý Đảng, lòng dân” - một dấu mốc lịch sử trong công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh. Khu kinh tế Thái Bình có diện tích gần 31.000 ha, thuộc địa bàn 31 xã, thị trấn ở khu vực ven biển của tỉnh. Đây là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, bao gồm các khu chức năng: khu trung tâm điện lực; các khu, cụm công nghiệp; khu cảng và dịch vụ cảng; khu đô thị, dịch vụ; khu du lịch, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí...
Mục tiêu là xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình trở thành vùng kinh tế động lực, có tính đột phá của tỉnh, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về quỹ đất, năng lượng khí mỏ, điện, than và lợi thế tuyến đường bộ ven biển đến cảng biển, Sân bay quốc tế Hải Phòng, cửa khẩu Móng Cái - Quảng Ninh...
Một nền tảng rất cơ bản là trong Khu kinh tế Thái Bình đã có một số khu chức năng đang hoạt động, với các công trình trọng điểm lớn như: Trung tâm Điện lực Thái Bình với 2 nhà máy nhiệt điện, công suất 1.800 MW, cung cấp khoảng 10,8 tỷ KWh/năm; Dự án dẫn khí từ biển vào, đang khai thác với sản lượng 200 triệu m3 khí/năm; Nhà máy Amonitrat, Nhà máy Amoniac, cảng Diêm Điền... Đây là nguồn cung cấp năng lượng điện, khí, vận tải cho Khu kinh tế.
Để đẩy nhanh tốc độ xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành Kế hoạch triển khai, giao nhiệm vụ cho từng thành viên cùng các sở, ngành, địa phương để chủ động thực hiện. Đồng thời, triển khai các thủ tục mời chọn các đơn vị tư vấn quốc tế tham gia quy hoạch xây dựng Khu kinh tế.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thời gian hoàn thành lập Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình vào tháng 9/2019. UBND tỉnh đã giao Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện.
Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh cũng đang hoàn thiện quy hoạch phân khu Khu công nghiệp Thụy Trường, Xuân Hải, điều chỉnh quy hoạch Cụm công nghiệp Thái Thọ, quy hoạch khu cảng và dịch vụ cảng, khu du lịch sinh thái tại xã Thái Thượng.
Thái Bình đang tập trung xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp và̀o đầu tư tại Khu kinh tế Thái Bình, phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn giá trị của hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa, phát triển Khu kinh tế Thái Bình trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đột phá của tỉnh.
Thông điệp mà Thái Bình muốn gửi tới các nhà đầu tư, doanh nghiệp nhân dịp năm mới Kỷ Hợi là gì, thưa ông?
Thái Bình trân trọng mời gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến nghiên cứu, khảo sát và đầu tư vào Khu kinh tế Thái Bình. Tỉnh muốn biến 31.000 ha đất ven biển trở thành khu kinh tế năng động sầm uất, nhất định phải kêu gọi được các nhà đầu tư, các doanh nghiệp vào đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh.
Thái Bình cam kết luôn là địa chỉ tin cậy đối với nhà đầu tư; luôn đồng hành cùng doanh nghiệp kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng rút gọn quy trình, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước, các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, làm ăn lâu dài tại địa phương.
Để biến khát vọng tiềm năng, lợi thế Khu kinh tế Thái Bình trở thành hiện thực, địa phương mong tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự ủng hộ của các bộ, ngành trung ương và sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Tin tưởng rằng, Khu kinh tế Thái Bình sẽ là mảnh đất đầy tiềm năng, lợi thế để các nhà đầu tư, doanh nghiệp gặt hái những thành công mới.
Các chỉ tiêu trọng tâm năm 2019
Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 10% trở lên.
Giá trị sản xuất nông, lâm và thuỷ sản tăng 2,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 19%, dịch vụ tăng 7,1% trở lên.
Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 3.318 triệu USD (trong đó, xuất khẩu đạt 1.700 triệu USD, nhập khẩu 1.618 triệu USD).
Tổng vốn đầu tư phát triển tăng 8,5% so với năm 2018.
Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 13.223,1 tỷ đồng.
2 huyện và 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025