Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Khu kinh tế Vân Phong sẽ thu hút khoảng 60 tỷ USD vốn đầu tư
Anh Hoa - 10/09/2020 15:21
 
Hiện có khoảng 200 nhà đầu tư có ý định rót vốn vào Khu kinh tế Vân Phong, chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ...

Thông tin trên được ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn IPPG tiết lộ tại lễ ký Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác, xúc tiến đầu tư phát triển Khu kinh tế Vân Phong giữa UBND tỉnh Khánh Hòa và IPPG mới đây.

Theo dự kiến ban đầu của ông Johnathan Hạnh Nguyễn, khu kinh tế Vân Phong chỉ thu hút khoảng 40 tỷ USD từ các nhà đầu tư lớn trên thế giới nhưng đến nay con số đã lên khoảng 60 tỷ USD. Đây là con số vượt sự kỳ vọng của ông.

ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn  Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG)
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG)

Các nhà đầu tư này chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ. Các nhà đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng chiếm tỷ trọng lớn. Điển hình mới đây Tập đoàn Dầu khí Millenium (Mỹ) muốn đầu tư dự án điện khí hóa lỏng tại khu vực Nam Vân Phong (thị xã Ninh Hòa), thuộc Khu Kinh tế (KKT) Vân Phong với tổng vốn đầu tư lên đến 15 tỷ USD, với kỳ vọng muốn biến kho cảng LNG ở Nam Vân Phong thành trung tâm năng lượng của Đông Nam Á. 

IPPG sẽ tài trợ khoảng 5 triệu USD để làm kinh phí tổ chức lập chiến lược tổng thể phát triển; Lập, thẩm định phê duyệt nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong. Dự kiến việc lập quy hoạch mất khoảng 2 năm. Đến năm 2022, tỉnh Khánh Hòa sẽ trình đồ án quy hoạch này lên Thủ tướng xin ý kiến, phê duyệt.

Việc lập quy hoạch sẽ tạo điều kiện để khu kinh tế Vân Phong trở thành nơi thu hút các nhà đầu tư lớn trên thế giới vào đầu tư.

Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn vấn đề còn lại là tỉnh và Chính phủ xây dựng cơ chế ưu đãi để thu hút nhà đầu tư lớn ra sao. Việc này sẽ được các nhà tư vấn tham mưu để biết rõ các nhà đầu tư muốn gì, cơ chế thu hút riêng từng nhà đầu tư ra sao…

còn đề nghị được hỗ trợ kinh phí để thuê bảo vệ đất tại Vân Phong, tránh tình trạng xâm lấn đất công, chuyển nhượng trái phép.
IPPG còn đề nghị được hỗ trợ kinh phí để thuê bảo vệ đất tại Vân Phong, tránh tình trạng xâm lấn đất công, chuyển nhượng trái phép.

Khu kinh tế Vân Phong được Thủ tướng Chính phủ thành lập năm 2006 và phê duyệt Quy hoạch chung tại Quyết định số 380 ngày 14/3/2014. Tổng diện tích Khu kinh tế rộng khoảng 1.500 km² trong đó phần trên biển rộng tới 800 km².

Phần trên đất liền bao trùm các xã Vạn Thọ, Đại Lãnh, Vạn Thạnh, Vạn Phước, Vạn Khánh, Vạn Bình, Vạn Thắng, Vạn Phú, Vạn Lương, Vạn Hưng, Xuân Sơn và thị trấn Vạn Giã thuộc huyện Vạn Ninh. 

Khu kinh tế Vân Phong có lợi thế là cảng nước sâu Đầm Môn có thể tiếp nhận tàu 200.000 DWT vào ra dễ dàng. Giao thông thuận lợi, nằm trên giao lộ Bắc Nam và Tây Nguyên, cảnh quan du lịch phong phú đầy tiềm năng thuộc tỉnh Khánh Hoà.....

Biên bản ghi nhớ được ký kết sau khi Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 783/TTg-QHĐP ngày 23/6/2020 về việc đồng ý cho UBND tỉnh Khánh Hòa tạm dừng triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong và đề nghị tổ chức lập Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời ký 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời tổ chức lập điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế vân Phong. 

Đề xuất xây dựng cơ chế phát triển cho Khu kinh tế Vân Phong trong bối cảnh mới
Khánh Hòa đề xuất được xây dựng đề án về cơ chế, chính sách phát triển KKT Vân Phong trong tình hình mới nhằm khai thác tối đa tiềm năng, thế...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư