
-
Sau lãi kỷ lục, Phân bón Bình Điền đặt mục tiêu đi lùi
-
Nối dài chuỗi khủng hoảng, toàn bộ Hội đồng quản trị Rạng Đông Holding xin từ nhiệm
-
Bước tiến tại đại dự án của Hóa chất Đức Giang
-
Năm 2024 vượt xa kế hoạch, Vận tải và Xếp dỡ Hải An đặt mục tiêu năm 2025 lãi tăng 8% -
Thuỷ điện Hủa Na lên kế hoạch lợi nhuận giảm 29,6% trong năm 2025
Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC đã thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2024 của Thép tấm lá Thống Nhất với ý kiến ngoại trừ dựa trên:
Đầu tiên, Thép tấm lá Thống Nhất chưa thực hiện ghi nhận đầy đủ chi phí lãi vay phải trả cho Tổng Công ty Thép Việt Nam - CTCP và chi phí lãi chậm trả cho Công ty TNHH MTV Thép tấm lá Phú Mỹ - Vnsteel lũy kế đến ngày 1/1/2024 và ngày 31/12/2024 với cùng số tiền là 54,52 tỷ đồng (trong đó, chi phí lãi vay phát sinh trong năm 2023 Công ty đang ghi nhận tăng khoản phải thu và phải trả khác với số tiền 4,4 tỷ đồng).
Điều này đã dẫn đến trên Bảng Cân đối kế toán, chỉ tiêu "Các khoản phải trả ngắn hạn" tại ngày 1/1/2024 và 31/12/2024 đang phản ánh thiếu cùng số tiền 50,12 tỷ đồng; chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối" tại ngày 1/1/2024 và 31/12/2024 đang phản ánh thừa cùng số tiền 54,52 tỷ đồng, chỉ tiêu "Phải thu ngắn hạn khác" tại ngày 1/1/2024 và 31/12/2024 đang phản ánh thừa cùng số tiền 4,4 tỷ đồng.
Đồng thời, trên Báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu "Chi phí tài chính" năm 2023 đang phản ánh thiếu số tiền là 4,4 tỷ đồng; chỉ tiêu "Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế" năm 2023 và chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp" năm 2023 đang phản ánh thừa số tiền tương ứng.
Thứ hai, Tại ngày 31/12/2024, tổng số nợ phải trả đã quá hạn thanh toán là 153,66 tỷ đồng (tại thời điểm ngày 1/1/2024 là 218,73 tỷ đồng), nợ ngắn hạn của Công ty vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 113,5 tỷ VND (tại ngày 1/1/2024 là 147,95 tỷ đồng), chỉ số khả năng thanh toán nhanh là 0,1 (tại ngày 1/1/2024 là 0,18), lỗ lũy kế là 121,9 tỷ đồng (tại ngày 01/01/2024 là 171,39 tỷ đồng), nợ phải trả gấp 4,71 lần vốn chủ sở hữu (tại ngày 1/1/2024 là 12,57 lần).
Thêm nữa, Thép tấm lá Thống Nhất chưa đạt được thỏa thuận mới đáng kể nào về việc giãn nợ. Do đó, Thép tấm lá Thống Nhất sẽ chưa thể thu xếp được nguồn tài chính để thanh toán cho các khoản vay đến hạn trong điều kiện hoạt động như hiện tại.
“Các dấu hiệu trên dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Thép tấm lá Thống Nhất. Tuy nhiên, Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2024 của Thép tấm lá Thống Nhất vẫn được trình bày dựa trên cơ sở giả định hoạt động liên tục”, Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC lưu ý đến người đọc về Báo cáo tài chính của Thép tấm lá Thống Nhất.
Lý giải về ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán, Thép tấm lá Thống Nhất đã thực hiện giải trình về ý kiến ngoại trừ của kiểm toán liên quan đến việc chi phí lãi bảo lãnh của Tổng Công Ty Thép Việt Nam- CTCP (VNS), chi phí lãi chậm trả mua hàng của công ty TNHH MTV Thép Tấm Lá Phú Mỹ (PFS), các khoản nợ phải trả đã quá hạn thanh toán tại ngày 31/12/2024:
Thép tấm lá Thống Nhất cho biết do tình hình tài chính khó khăn nên Thép tấm lá Thống Nhất đã làm việc với Tổng Công Ty Thép Việt Nam- CTCP và công ty TNHH MTV Thép Tấm Lá Phú Mỹ về kế hoạch trả nợ và việc không tính lãi cho khoản dư nợ vào Báo cáo tài chính năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021, 2022 và năm 2023.
“Về các khoản vay đến hạn trả sẽ phải thanh toán trước thời điểm 31/12/2024 do tình hình tài chính của Thép tấm lá Thống Nhất vẫn rất khó khăn, Thép tấm lá Thống Nhất đã nhiều lần làm công văn gửi các đơn vị khoanh nợ, giảm lãi suất, giãn thời gian trả nợ. Thép tấm lá Thống Nhất vẫn đang cố gắng duy trì thực hiện trả nợ đúng kế hoạch”, Thép tấm lá Thống Nhất giải thích thêm.
Được biết, dù có lãi 49,5 tỷ đồng trong năm 2024 nhưng tính tới cuối năm 2024, Thép tấm lá Thống Nhất vẫn còn lỗ luỹ kế 121,9 tỷ đồng, bằng 60,95% vốn điều lệ (vốn điều lệ 200 tỷ đồng) và đang sử dụng 113,5 tỷ đồng nguồn vốn ngắn hạn (kỳ hạn dưới 1 năm) để tài trợ cho tài sản dài hạn (kỳ hạn lớn hơn 1 năm).
Về diễn biến cổ phiếu, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa quyết định duy trì diện hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu TNS do đơn vị kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với Báo cáo tài chính năm 2022 và đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần đối với Báo cáo tài chính năm 2023, 2024, vì vậy cổ phiếu TNS chỉ giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.
Kết thúc phiên giao dịch thứ Sáu gần nhất ngày 21/2, cổ phiếu TNS tăng nhẹ 300 đồng lên 4.800 đồng/cổ phiếu.

-
Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Thép tấm lá Thống Nhất -
Koji lỗ kỷ lục, dự phòng khó đòi bào mòn vốn -
Năm 2024 vượt xa kế hoạch, Vận tải và Xếp dỡ Hải An đặt mục tiêu năm 2025 lãi tăng 8% -
Thuỷ điện Hủa Na lên kế hoạch lợi nhuận giảm 29,6% trong năm 2025 -
Sanest Khánh Hòa kỳ vọng tăng trưởng trở lại trong năm 2025 -
Nốt trầm trong bức tranh lợi nhuận ngành dệt may -
VietinBank Capital tiếp tục nâng sở hữu lên 19% vốn điều lệ Viconship
-
Triển lãm đóng tàu quốc tế Vietship 2025 có quy mô 200 gian hàng
-
Bệnh viện TNH Việt Yên tiếp nhận bệnh nhân khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thông tuyến từ ngày 1/3/2025
-
Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này
-
Techcombank 3 năm liên tiếp đạt chứng nhận Nơi làm việc xuất sắc bởi Great Place To Work
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên