-
HSC biểu quyết thông qua kế hoạch chào bán gần 360 triệu cổ phiếu -
Cổ phiếu TDH “bốc hơi” quá nửa, Chủ tịch Thuduc House muốn thoái 18% vốn -
TTC AgriS chuẩn bị phát hành 74 triệu cổ phiếu chia cổ tức tỷ lệ 10% -
Thị giá VTP tiếp đà tăng sau thông tin vận hành Công viên Logistics Lạng Sơn -
Vicostone chia cổ tức 320 tỷ đồng
Cổ phiếu ngành thép giảm mạnh
Ngay sau khi các báo cáo quý III/2024 của doanh nghiệp thép được công bố, với mức tăng trưởng chậm lại, thậm chí thua lỗ, hàng loạt cổ phiếu nhóm thép quay đầu giảm mạnh. Thống kê từ ngày 8/7 đến cuối tháng 11/2024, nhóm 5 cổ phiếu thép đang niêm yết giảm trung bình 39,5%, trong khi cùng thời gian, chỉ số VN30 chỉ giảm 1,3% và chỉ số VN-Index chỉ giảm 3,2%.
Tình trạng lao dốc của cổ phiếu thép xảy ra với cả nhóm doanh nghiệp thương mại, như Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC) giảm 66,4%; Công ty cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên (mã TLH) giảm 48,4%… và nhóm doanh nghiệp sản xuất, như Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) giảm 25%, Công ty cổ phần Thép Nam Kim (mã NKG) giảm 23%, Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP (mã TVN) giảm 34,5%…
Đơn cử, trường hợp của Tập đoàn Hoa Sen, trong quý IV niên độ tài chính 2023 - 2024 (từ ngày 1/7/2024 đến ngày 30/9/2024), doanh thu đạt 10.108,7 tỷ đồng, tăng 24,7% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ tới 185,89 tỷ đồng so với cùng kỳ; biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 13,2%, về chỉ còn 8,4%.
Luỹ kế trong niên độ tài chính 2023 - 2024 (từ ngày 1/10/2023 đến 30/9/2024), Tập đoàn Hoa Sen đạt doanh thu 39.271,89 tỷ đồng, tăng 24,1% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 510,12 tỷ đồng, tăng 15,97 lần so với cùng kỳ.
Cũng là doanh nghiệp sản xuất thép quy mô lớn, Công ty cổ phần Thép Pomina (mã POM) lỗ thêm 285,82 tỷ đồng trong quý III/2024, nâng tổng lỗ trong 9 tháng năm 2024 lên tới 790,7 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 646,98 tỷ đồng, tức tăng lỗ thêm 143,73 tỷ đồng.
Tuy không lỗ như Tập đoàn Hoa Sen và Thép Pomina, nhưng kết quả kinh doanh của Công ty Thép Nam Kim cũng tăng trưởng chậm lại. Cụ thể, trong quý III/2024, Thép Nam Kim ghi nhận lãi tăng 174,1%, lên 64,85 tỷ đồng; luỹ kế trong 9 tháng năm 2024 ghi nhận lãi tăng 296%, lên 434,59 tỷ đồng.
Trong nhóm doanh nghiệp thương mại, Công ty Đầu tư Thương mại SMC ghi nhận lỗ 82,42 tỷ đồng vào quý III/2024. Trước đó, trong 6 tháng đầu năm 2024, công ty này thoát lỗ nhờ bán các khoản đầu tư, thanh lý tài sản. Tới quý III, khi không còn lợi nhuận từ hoạt động khác, Công ty Đầu tư Thương mại SMC lỗ trở lại.
Tương tự, Công ty Thép Tiến Lên lỗ 120,22 tỷ đồng trong quý III; lũy kế 9 tháng năm 2024 lỗ tới 269,24 tỷ đồng.
Kỳ vọng giá thép sớm tăng trở lại
Nhóm doanh nghiệp thương mại của ngành thép có kết quả kinh doanh thua lỗ trong 9 tháng năm 2024 do giá thép tiếp tục giảm trong bối cảnh bán hàng gặp khó khăn, phải kinh doanh dưới giá vốn. Vì vậy, nhóm này chỉ duy trì lượng tồn kho nhất định.
Ngược lại, nhóm doanh nghiệp sản xuất dù tăng trưởng chậm lại, nhưng vẫn đang có dấu hiệu tăng tích trữ tồn kho. Trong 9 tháng năm 2024, Tập đoàn Hoa Sen tăng tồn kho thêm 2.073,6 tỷ đồng, lên 9.702,2 tỷ đồng, chiếm 49,6% tổng tài sản; Thép Nam Kim tăng tồn kho thêm 858,1 tỷ đồng, lên 6.576,8 tỷ đồng, chiếm 47,7% tổng tài sản; Thép Việt Nam tăng tồn kho thêm 467,3 tỷ đồng, lên 4.514,2 tỷ đồng, chiếm 18,6% tổng tài sản…
Với chiến lược tích trữ tồn kho, nếu giá thép không sớm bật tăng trở lại, nhóm doanh nghiệp sản xuất thép sẽ gặp rủi ro. Tuy nhiên, theo dự báo của các chuyên gia, giai đoạn khó khăn của ngành thép sẽ sớm kết thúc và giá thép sẽ tăng trở lại.
Công ty Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) kỳ vọng, giá thép sẽ duy trì xu hướng phục hồi do nhu cầu xây dựng tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc khởi sắc nhờ vào chính sách tiền tệ nới lỏng trên toàn cầu; nhu cầu sản xuất toàn cầu tăng lên khiến giá nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, than cốc tăng, dẫn tới giá bán tăng trở lại; sản lượng sản xuất thép của Trung Quốc sụt giảm mạnh, trong khi hàng tồn kho duy trì ở mức thấp tại thời điểm cuối năm 2024.
Tương tự, Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo, giá thép đã bước vào cuối chu kỳ giảm giá, tạo đáy trong ngắn hạn và trung hạn (3 - 6 tháng tới). Tháng 6/2024, Trung Quốc đưa ra tiêu chuẩn chất lượng mới cho thép thanh; đồng thời, một số quốc gia khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với thép Trung Quốc. Điều này tạo ra một đợt xả hàng tồn kho, tạo áp lực giảm giá. Đợt điều chỉnh này chủ yếu đến từ áp lực hàng tồn kho trong xã hội, chứ không phải trong nhà máy, do đó mang tính điều chỉnh ngắn hạn.
-
Loạt cổ phiếu ngành thép lao dốc -
TTC AgriS chuẩn bị phát hành 74 triệu cổ phiếu chia cổ tức tỷ lệ 10% -
Thị giá VTP tiếp đà tăng sau thông tin vận hành Công viên Logistics Lạng Sơn -
Vicostone chia cổ tức 320 tỷ đồng -
VN-Index mất mốc 1.250 điểm, nhóm bảo hiểm và dược hút dòng tiền -
Cảnh báo mạo danh Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam để lừa đảo -
Diễn biến trái chiều của khối ngoại trên HNX và UPCoM
- Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư "săn" căn hộ cho thuê
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô