-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Chỉ tính riêng trong năm 2015, Việt Nam đã ký kết và kết thúc đàm phán 4 hiệp định quan trọng với các khu vực thị trường lớn, với tổng dân số ước tính trên 1,4 tỷ người và GDP trên 43.700 tỷ USD.
Hai hiệp định thương mại tự do đã được ký kết trong năm nay là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu (VCUFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA). Đồng thời, Việt Nam cũng đã kết thúc đàm phán 2 hiệp định lớn, đó là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Nội lực vững chắc mới có thể giúp doanh nghiệp vươn xa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế |
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN ký kết và triển khai thực hiện 6 hiệp định thương mại tự do. Hiện nước ta đang tiến hành đàm phán 6 hiệp định khác và ngày 31/12/2015 sẽ cùng các nước thành viên ASEAN thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).
Vì sao nói các hiệp định thương mại tự do tạo cơ hội vươn xa ra thị trường thế giới cho các doanh nghiệp Việt? Vấn đề nằm ở chính các ưu đãi trong hoạt động giao thương, bởi thực chất của các hiệp định thương mại tự do là cam kết xóa bỏ tối đa các rào cản thuế quan và phi thuế quan.
Đỉnh cao của việc dỡ bỏ các rào cản này có thể được thấy trong Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, khi có tới 99% số dòng thuế nhập khẩu được phía EU cam kết xóa bỏ. Tỷ lệ này ở TPP là 78 - 95% ngay tại thời điểm hiệp định có hiệu lực.
Theo tính toán của Viện Kinh tế quốc tế Peterson có trụ sở tại Thủ đô Washington (Mỹ), trong điều kiện lý tưởng, chỉ riêng TPP có thể thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam tăng thêm hơn 37% (tương đương 68 tỷ USD) vào năm 2025 so với thời điểm hiện tại.
Cơ hội không chỉ nằm ở những ưu đãi về thuế quan, mà còn ở những điều khoản tạo thuận lợi thương mại khác, như TPP cho phép doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tại các nước tham gia Hiệp định mà không cần có sự hiện diện thương mại tại đó.
Tuy nhiên, song hành cùng cơ hội là những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp nội, từ góc độ làm sao cạnh tranh với làn sóng đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài cũng nhằm khai thác lợi ích từ những hiệp định tự do nói trên.
Theo khảo sát mới được công bố của Công ty PricewaterhouseCoopers International Ltd., hơn một nửa trong số 800 CEO trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được hỏi cho biết, họ dự định đầu tư thêm vào các nền kinh tế như Việt Nam, Philippines hay Singapore trong năm tới, mặc dù năm nay ghi nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á cao kỷ lục.
“Điều này cho thấy, họ (các CEO trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương) đã có kinh nghiệm đối phó với các tình trạng bất ổn ngắn hạn và tận dụng được các cơ hội làm ăn trong khu vực”, Chủ tịch PwC International, ông Dennis M. Nally chia sẻ.
Vậy các doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng đến đâu cho một cuộc chơi hội nhập đầy tính cạnh tranh, nơi mà chỉ có nội lực vững chắc mới có thể giúp được doanh nghiệp vươn cao, vươn xa, tận dụng tối đa các lợi thế của tự do thương mại?
Trong suốt hành trình củng cố một nền tảng vững chắc, công cụ để doanh nghiệp tự đánh giá điểm mạnh điểm yếu của chính mình cũng như hiệu quả hoạt động so với các đối thủ trên thị trường là hết sức cần thiết.
Với mục đích hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vươn tầm ra thế giới, Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã phát triển ứng dụng Kiểm tra sức khỏe doanh nghiệp, ra mắt đầu tháng 12 năm nay. Hiện ứng dụng đang được cung cấp miễn phí cho doanh nghiệp tại địa chỉ mobibiz.vn, cho phép từng doanh nghiệp chủ động đánh giá hoạt động của chính mình trên các phương diện có ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh doanh, trải suốt từ yếu tố tầm nhìn chiến lược, kế hoạch tài chính, xúc tiến thị trường và tiếp cận chăm sóc khách hàng.
Một báo cáo riêng biệt sẽ giúp mỗi doanh nghiệp đánh giá tổ chức của mình đang hoạt động ra sao, đề xuất các giải pháp để khắc phục và duy trì hiệu suất cao, cũng như so sánh hiệu quả kinh doanh của công ty với các doanh nghiệp tương tự trong khu vực.
-
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025