Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Kiên Giang: Nhiều khó khăn, vướng mắc, giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng đạt thấp
Trúc Giang - 01/09/2023 10:14
 
Nhiều dự án khởi công mới, chưa hoặc đang lựa chọn nhà thầu xây lắp, giá trị giải ngân chỉ 38.202/817.397 triệu đồng, đạt 4,65% kế hoạch.

Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang, tính đến hết ngày 24/8/2023, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 trên địa bàn tỉnh là 2.355.411/6.641.736 triệu đồng, đạt 35,46% kế hoạch so với HĐND tỉnh giao (thấp hơn cùng kỳ năm 2022 là 8,67%), đạt 42,20% kế hoạch so với Chính phủ giao.

Trong đó, nguồn vốn do sở, ban, ngành cấp tỉnh quản lý chiếm 48,32% kế hoạch, giá trị giải ngân là 975.247/3.208.991 triệu đồng, đạt 30,39% kế hoạch.

Nguồn vốn do cấp huyện, thành phố quản lý chiếm 51,68% kế hoạch, giá trị giải ngân 1.380.164/3.432.745 triệu đồng, đạt 40,21% kế hoạch.

Khu đô thị lấn biển thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Đối với 5 dự án thuộc Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội (nguồn vốn ngân sách Trung ương, gồm: Dự án kè xử lý sạt lở cấp bách bờ tây kênh Ông Hiển (từ đường Nguyễn Thái Học đến đường Sư Thiện Ân, phường Vĩnh Bảo, TP. Rạch Giá; Dự án chống sạt lở bờ biển và phục hồi tuyến đê, kè biển từ Tiểu Dừa đến khu vực Kim Quy, huyện An Minh; Dự án nâng cấp, cải tạo Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh; Dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị cho 13 Trung tâm y tế tuyến huyện; Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng và mua sắm trang thiết bị Trung tâm y tế huyện Vĩnh Thuận), đến nay đã giải ngân 117.314/562.000 triệu đồng, đạt 20,87% kế hoạch.

Đối với 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia, đến hết 24/8/2023 giá trị giải ngân là 29.969/201.047 triệu đồng, đạt 14,91% so với kế hoạch.

Tổng kế hoạch vốn đầu tư công kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023 là 165.055 triệu đồng. Đến hết ngày 24/8/2023, đã giải ngân 33.430 triệu đồng, đạt 20,25% kế hoạch.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Kiên Giang, tình hình giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh gặp phải những hạn chế, khó khăn, vướng mắc. Đó là, tiến độ nhiều dự án lớn, trọng điểm triển khai chậm, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa có chuyển biến tích cực do quy trình, thủ tục kéo dài; còn nhiều khiếu nại, tranh chấp của các hộ dân…

Nhiều dự án khởi công mới, chưa hoặc đang lựa chọn nhà thầu xây lắp, giá trị giải ngân chỉ 38.202/817.397 triệu đồng, đạt 4,65% kế hoạch.

Năm dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội triển khai chậm do thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán; đấu thầu kéo dài... Trong đó, có 3 dự án khả năng không hoàn thành giải ngân trong năm 2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Các dự án thuộc 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia được các chủ trương trình tham mưu UBND tỉnh giao chi tiết vốn từng dự án hoàn thành ngày 24/5/2023. Tuy nhiên, các đơn vị được giao vốn thực hiện chậm, thiếu quyết liệt, đến nay nhiều công trình chưa tổ chức đấu thầu dẫn đến giá trị giải ngân đến nay chỉ đạt 14,91%, đồng thời nguồn vốn kéo dài của năm 2022 sang 2023 cũng giải ngân chậm.

Nguồn thu tiền sử dụng đất đến nay của TP. Rạch Giá (tổng thu 100 tỷ đồng, đạt 40% kế hoạch) và Hà Tiên (tổng thu 264 tỷ đồng, đạt 52,8% kế hoạch) chưa đạt theo kế hoạch đề ra, từ đó ảnh hưởng chung đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh.

Đặc biệt, 14 đơn vị có kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 lớn nhưng đến nay giá trị giải ngân thấp hơn mức trung bình của tỉnh.

Cụ thể: Sở Giáo dục và Đào tạo (30,39%), Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (5,16%), Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh (4,64%), Sở Tài nguyên Môi trường (0,55%), Sở Lao động Thương binh và Xã hội (17,89%); Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành Dân dụng và Công nghiệp (33,49%); Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (29,76%); Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (34,72%); Công an tỉnh (5,21%); huyện Kiên Lương (13,58%); huyện Châu Thành (33,55%); TP.Phú Quốc (31,90%); huyện Hòn Đất (34,23%); huyện U Minh Thượng (31,08%).

Bên cạnh đó, tình trạng khan hiếm nguồn cát xây dựng đang diễn ra làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ, khối lượng xây dựng các công trình.

Kiên Giang tận dụng chính sách cấp visa thông thoáng để hút khách quốc tế
Với chính sách visa thông thoáng, cởi mở có hiệu lực từ ngày 15/8, kỳ vọng đưa du lịch Kiên Giang nói riêng, du lịch Việt Nam nói chung phát triển...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư