
-
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
-
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới
-
Lực lượng quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành mừng ngày 30/4
-
Những hình ảnh trang nghiêm, hùng tráng của đoàn diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4
-
Biển người tự hào, xúc động theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam -
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
Hơn 2,1 triệu kết quả tìm kiếm từ "học thêm" trong vòng 0,20 giây, điều đó đủ biết vấn đề học thêm và dạy thêm nhận được sự quan tâm đến nhường nào của dư luận.
![]() | ||
Bà Nguyễn Đoàn Kim Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giáo dục Liên minh Bách Khoa (ngồi giữa) ở vị trí CEO trong chương trình kỳ này |
Vấn đề này, trên thực tế, đã được nói rất nhiều trong thời gian qua, khi từ một nhu cầu thực tế, chuyện học thêm, dạy thêm đã bị biến tướng và có phần lệch lạc, khiến dư luận xã hội thậm chí gọi chuyện học thêm - dạy thêm là “vấn nạn”. Đây cũng là một thực tế nhức nhối của ngành giáo dục trong thời gian gần đây, khi một bộ phận giáo viên “thiếu nhiệt tình” trong giờ dạy chính khóa, “để lại” kiến thức cho các tiết học thêm có thu tiền ở giờ ngoại khóa.
Xã hội lên án nhiều, nên vì thế, Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…, rồi lần lượt các địa phương trong cả nước đều đã và đang ra tay chấn chỉnh nạn dạy thêm, học thêm. “Lệnh cấm” được ban ở khắp các trường học trong cả nước. Không chỉ bị cấm ở các trường công lập, gần đây, ở một số hệ thống giáo dục tư thục cũng có lệnh cấm giáo viên dạy thêm.
Tuy nhiên, lệnh cấm này không hẳn xuất phát từ chuyện ngành giáo dục cấm dạy thêm, học thêm, mà vì các trường muốn giáo viên chuyên tâm cho việc giảng dạy chính khóa, trong bối cảnh ngày càng nhiều trường học mới được thành lập, cạnh tranh gay gắt hơn, khiến kinh doanh giáo dục trở nên khó khăn hơn.
Tình huống xảy ra ở một doanh nghiệp là chủ sở hữu một hệ thống trường song ngữ có điểm xuất phát là một trung tâm đào tạo ngoại ngữ. Lúc đầu, những quy định về lao động đều do những người góp vốn (đồng thời là giáo viên) đề ra, nên khá “thoải mái” cho giáo viên trong việc “chân trong chân ngoài”. Gần đây, khi các trường song ngữ và song ngữ quốc tế mở ra ngày càng nhiều, thì trường bị yếu thế hơn so với các trường khác, do chất lượng giảng dạy đi xuống.
Qua tìm hiểu, công ty phát hiện thấy nhiều giáo viên hiện dành nhiều thời gian để đi dạy thêm bên ngoài. Một số giáo viên còn dạy thêm tại các trường khác là đối thủ cạnh tranh của trường. Trước tình hình này, công ty đã quyết định siết chặt quy chế nhằm chấm dứt việc dạy thêm của các giáo viên trong hệ thống trường của công ty.
Quyết định trên đã gặp phải sự phản đối gay gắt của các giáo viên, vì họ cho rằng, mức lương thưởng mà công ty chi trả hiện chưa bảo đảm nhu cầu và cuộc sống của họ. Nếu công ty muốn họ chỉ giảng dạy tại trường thì phải tăng chế độ đãi ngộ cho họ. Mặc dù các chế độ của công ty dành cho họ không hề suy giảm so với thỏa thuận ban đầu, song có giáo viên sau khi nghe thông tin công ty cấm dạy thêm đã nộp đơn xin nghỉ việc.
Lúc này, CEO, cũng là một cổ đông của công ty đã trực tiếp đối thoại với đại diện giáo viên để giải quyết. Hai bên tranh biện khá căng thẳng. Bên thì một mặt bảo vệ quan điểm của mình, mặt khác thuyết phục đội ngũ giáo viên chỉ “ăn cây nào rào cây đấy”. Bên lại quyết tâm đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình.
Câu hỏi đặt ra là, công ty này có nên cấm giáo viên dạy thêm hay không? Cũng tương tự như vậy, câu hỏi cũng được đặt ra với hệ thống các trường học công lập, khi năm học mới sẽ chính thức bắt đầu từ hôm nay (5/9)?
Cũng cần phải nhắc lại rằng, tháng 6 vừa qua, trước nhu cầu thực tế, UBND TP.HCM đã ban hành một quy chế mới về việc dạy thêm, học thêm. Theo đó, cá nhân giáo viên hoặc những người dạy kèm cho học sinh theo yêu cầu của cha mẹ học sinh được miễn cấp giấy phép dạy thêm, nhưng phải báo cáo bằng văn bản với thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó...
Cũng theo quy định này, tùy tình hình thực tế ở mỗi trường, có thể tổ chức dạy thêm, học thêm trên nguyên tắc không gây ảnh hưởng đến các lớp học chính khóa, không tổ chức dạy thêm, học thêm vào các ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết. Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường, nhưng không vượt quá mức trần được phép thu.
Như vậy, quy định của TP.HCM đã “mở” hơn, bớt cứng nhắc hơn. Vậy các trường, có nên nhất nhất cấm giáo viên dạy thêm?
Đây là một vấn đề rất nhạy cảm hiện nay và vẫn đang tiếp tục nhận được sự quan tâm của dư luận. Cũng chính vì thế, Chương trình CEO - Chìa khóa thành công kỳ này đã lựa chọn chủ đề “Kinh doanh Giáo dục - Cấm dạy thêm” để các CEO tham dự chương trình cùng tham gia tháo gỡ, giải quyết.
Chương trình sẽ được phát sóng trên VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam vào 10h sáng Chủ nhật (7/9) và phát lại vào 8h sáng thứ Hai (8/9). Cuộc tranh biện giữa người chơi chính và đại diện các giáo viên trong trường có thể giúp dư luận và các doanh nghiệp đang kinh doanh giáo dục hiểu thêm về vấn đề này.
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của nhãn hàng OTIV.
Nhã Nam
-
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
-
Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ đạo rà soát xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật
-
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới
-
Lực lượng quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành mừng ngày 30/4
-
Những hình ảnh trang nghiêm, hùng tráng của đoàn diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 -
Biển người tự hào, xúc động theo dõi lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam -
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước -
“Chúng tôi tự hào đã hoàn thành sứ mệnh thu giang sơn về một mối” -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Từ đại thắng mùa Xuân 1975, Việt Nam sẽ lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới -
Kinh tế Việt Nam - một trong 32 nền kinh tế lớn nhất thế giới -
Thành phố Hồ Chí Minh đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025