
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đại học Phenikaa trở thành hình mẫu về tự chủ, đổi mới và quản trị thông minh
-
Làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy An Giang -
Đã đến lúc tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Thực tế, khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương diễn ra vào giữa tuần này, cả Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đều nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của năm 2025 - năm cuối cùng thực hiện Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và cũng là năm chuẩn bị cho Kế hoạch 2026-2030.
Đây là một nhiệm vụ khó khăn, bởi tăng trưởng 8%, thậm chí cao hơn, đạt tới 2 con số (10%) là mức tăng trưởng cao, không dễ đạt được. Trong 5 năm (2016-2020), chưa năm nào, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8%. Còn 5 năm gần đây, chỉ có năm 2022, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 8,02%.
Nhưng thời điểm đó có yếu tố đặc biệt là năm 2021 tăng trưởng thấp, hơn thế, trong quý III/2021 còn tăng trưởng âm 6,17%. Tức là, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2022 một phần là dựa trên nền tăng trưởng thấp trong năm trước đó.
Hiện tại, sau đà phục hồi mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09% trong năm 2024. Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đã tăng lên 476,3 tỷ USD.
Trên nền tăng trưởng cao như vậy, lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn gặp nhiều khó khăn, kinh tế trong nước còn những yếu kém nội tại nếu chưa sớm được giải quyết, thì việc đạt mức tăng 8% là thách thức không nhỏ.
Nhưng mục tiêu đã đặt ra thì phải thực hiện. Đặt ra là cần thiết, bởi muốn hướng đến các mục tiêu phát triển vào các dấu mốc lịch sử 2030 và 2045, thì phải chuẩn bị từ bây giờ nhằm đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2025, đồng thời sẵn sàng cho sự tăng tốc, bứt phá của nền kinh tế trong 5 năm tới. Đặt ra là để nỗ lực hơn nữa, đưa nền kinh tế sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đặt ra để cùng thảo luận, tìm tòi, quyết định và thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó bao gồm các giải pháp mang tính đột phá.
Cả Dự thảo Nghị quyết số 01 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, cùng Dự thảo Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025 đã được thảo luận tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương. Hai nghị quyết này sẽ sớm được ban hành và điều cần nhất, là phải nhanh chóng bắt tay vào thực hiện ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm.
Chắc chắn, không chỉ cần thực thi quyết liệt, hiệu quả những giải pháp trong ngắn hạn như tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, mà còn cần thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, khơi thông nguồn lực, mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, là những giải pháp dài hạn hơn, như tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung xây dựng các công trình hạ tầng chiến lược, tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển…
Rất nhiều việc phải làm, bao gồm cả việc tinh gọn bộ máy và phương châm - như Thủ tướng Chính phủ đã nói - là “chỉ bàn làm, không bàn lùi, làm việc nào ra việc đấy, làm việc nào dứt việc đó”. Chỉ với tinh thần quyết liệt như vậy thì mới có thể kỳ vọng nền kinh tế tăng tốc, đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2025 và chuẩn bị nền tảng cho giai đoạn bứt phá 2026-2030.

-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đại học Phenikaa trở thành hình mẫu về tự chủ, đổi mới và quản trị thông minh
-
Làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy An Giang -
Đã đến lúc tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân -
Hải quan miền Bắc tăng cường kỷ luật trực ban và sẵn sàng ứng phó bão Wipha -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên -
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới