
-
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa
-
Hải Dương thúc đẩy phát triển song song với sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính
-
Hải quan khu vực III và Hateco Hải Phòng chung tay tạo thuận lợi thương mại
-
VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025”
-
Quốc hội quyết định rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV -
Hải quan Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hải quan thế giới nâng cao năng lực chống gian lận xuất xứ
Kinh tế vẫn giữ đà tăng trưởng
Thông tin tích cực được Tổng cục Thống kê công bố ngay trước thềm phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra sáng nay (1/10), đó là trong 9 tháng năm 2018, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 đến nay.
![]() |
Công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất sữa nước của Nestlé tại Hưng Yên. Ảnh: Đ.T |
“Các ngành nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến chế tạo và xuất khẩu tiếp tục là động lực phát triển kinh tế của đất nước. Năng lực sản xuất của nền kinh tế được mở rộng, tạo đà cho kinh tế nước ta phát triển trong những năm tới. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần. An sinh xã hội được quan tâm thực hiện…”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh.
Theo Tổng cục Thống kê, GDP quý III/2018 ước tính tăng 6,88% so với cùng kỳ năm trước, tuy thấp hơn mức tăng 7,45% của quý I, nhưng cao hơn mức tăng 6,73% của quý II, cho thấy nền kinh tế vẫn giữ được đà tăng trưởng.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng 9 tháng năm nay (3,65%,) cao nhất trong giai đoạn 2012-2018, từng bước khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả. Mặt khác, giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng là động lực chính thúc đẩy sản xuất của khu vực này.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá với 9 tháng tăng 8,98%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng của khu vực này và là động lực chính của tăng trưởng kinh tế với mức tăng cao 12,65%, tuy thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2017, nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng 9 tháng các năm 2012 - 2016, đóng góp 2,56 điểm phần trăm.
Về hoạt động của doanh nghiệp, trong 9 tháng, cả nước có 96.611 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 963.400 tỷ đồng, tăng 2,8% về số doanh nghiệp và tăng 6,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.
Bên cạnh đó, còn có 22.897 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng năm nay lên hơn 119.500 doanh nghiệp.
Chỉ số CPI trong tầm kiểm soát
Mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng, nhưng doanh nghiệp “khai tử”, dừng hoạt động cũng không hề nhỏ. Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong 9 tháng năm 2018 là 73.100 doanh nghiệp, tăng 48% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 23.053 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 24,6% và 50.050 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể, tăng 62,3%.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 9 tháng năm 2018 là 11.536 doanh nghiệp, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2018 tăng 0,59% so với tháng trước, dẫn tới CPI bình quân 9 tháng năm 2018 tăng 3,57% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. Điều này dẫn tới lo ngại về khả năng không hoàn thành chỉ tiêu đặt ra cho cả năm là dưới 4%.
Tuy nhiên, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá sáng 28/9, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho rằng, diễn biến lạm phát 9 tháng năm 2018 nằm trong khả năng dự báo và dự kiến năm 2018 sẽ kiểm soát được CPI theo mục tiêu Quốc hội đề ra. Bà Hồng dự báo lạm phát cơ bản năm 2018 sẽ duy trì trong tầm kiểm soát, ở mức 1,44 - 1,5%, dự báo CPI năm 2018 ở mức 3,71 - 3,97%.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cao năm nay, nhưng vẫn kìm giữ lạm phát dưới 4%, theo ông Nguyễn Bích Lâm, cần rà soát, bổ sung và hoàn thiện thể chế, cắt giảm thực chất điều kiện kinh doanh đang là rào cản với hoạt động doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cá thể. Chính sách tiền tệ cũng cần được điều hành linh hoạt, thận trọng; lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến thị trường.
Về phía các bộ, ngành, địa phương, cần theo dõi sát tình hình giá cả, thị trường trong nước và thế giới, diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung để có ứng phó kịp thời. “Bên cạnh củng cố, phát triển thị trường trong nước, cần đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch cho hàng nông sản; kiểm soát chặt hàng nhập khẩu, nhất là hàng tạm nhập, tái xuất, phế liệu làm nguyên liệu sản xuất”, ông Lâm nói.

-
Phó thủ tướng: Quỹ nhà ở quốc gia ảnh hưởng không đáng kể tới chính sách tài khóa
-
Hải Dương thúc đẩy phát triển song song với sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính
-
Chủ tịch Quốc hội: Ủng hộ thông qua sớm chính sách đặc thù cho nhà ở xã hội
-
Triển khai sắp xếp, xử lý trụ sở, cơ sở vật chất khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp
-
Hải quan khu vực III và Hateco Hải Phòng chung tay tạo thuận lợi thương mại -
VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025” -
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân sắp thăm Việt Nam -
Quốc hội quyết định rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV -
Đợt cao điểm chống hàng giả ở Hải Dương: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm -
Hải quan Việt Nam phối hợp với Tổ chức Hải quan thế giới nâng cao năng lực chống gian lận xuất xứ -
Trưởng công an xã có thể được khởi tố, điều tra vụ án có khung hình phạt đến 7 năm tù
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao