-
Hệ thống điện có thêm 180 MW từ Thuỷ điện Yaly mở rộng -
An Giang là địa điểm lý tưởng để đầu tư nông nghiệp và năng lượng tái tạo -
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công -
Chấp thuận chủ trương nâng cấp thêm 5,85 km luồng hàng hải Hải Phòng -
Đầu tư 2.265 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng
Địa phương hào hứng
Sự hào hứng là điều nhìn thấy khá rõ từ các địa phương tham gia Hội nghị trực tuyến do Bộ Kế hoạch và Đầu tư lần đầu tiên tổ chức để kiểm điểm tình hình thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, xây dựng Kế hoạch năm 2019.
Sự tăng trưởng của các chỉ số về xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài... khiến lãnh đạo nhiều địa phương tin tưởng về một năm 2018 tiếp tục đạt và vượt kế hoạch đề ra. Ảnh: Chí Cường |
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh thậm chí còn dùng cụm từ “về đích ngoạn mục” để nói về tình hình thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của tỉnh. “Đây chính là thời kỳ hội tụ nhiều cơ hội cho sự phát triển của Quảng Ninh, cũng như các địa phương quanh vùng, sau một thời gian dài chuẩn bị xây dựng hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư”, ông Thành nói và hồ hởi cho biết, 9 tháng đầu năm nay, GRDP của tỉnh tăng tới 10,7% so với cùng kỳ năm trước, một mức tăng trưởng rất cao.
“3 tháng còn lại, chúng tôi sẽ về đích ngoạn mục, hoàn thành 11/11 chỉ tiêu, nhất là mục tiêu về tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng quan trọng cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2019”, ông Thành nói.
Trong khi đó, ở cả hai đầu tàu kinh tế Hà Nội và TP.HCM, tín hiệu cũng rất tích cực. Tham gia Hội nghị trực tuyến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, 9 tháng đầu năm, tăng trưởng GRDP của TP.HCM ở mức 7,89%, còn cả năm, dự kiến sẽ là 8,3%.
Còn ông Nguyễn Doãn Toàn, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh, GRDP của Hà Nội trong 9 tháng ước tăng 7,17%, cao hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng 6,87% của 9 tháng đầu năm ngoái. “Kinh tế Thủ đô đang trên đà phát triển, ước tính cả năm GRDP sẽ tăng trưởng khoảng 7,35 - 7,45%”, ông Toàn cho biết.
Không chỉ Hà Nội, TP.HCM hay Quảng Ninh, mà thông tin từ Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Đồng Tháp… cũng cho biết, kinh tế - xã hội của các địa phương đang diễn biến tích cực. Tuy vẫn còn những khó khăn, song sự tăng trưởng của các chỉ số về xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài… cũng khiến lãnh đạo nhiều địa phương tin tưởng về một năm 2018 sẽ tiếp tục đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Nền kinh tế sẽ về đích ngoạn mục
Sự khởi sắc trong thực hiện kế hoạch năm 2018 của các địa phương càng là căn cứ để khẳng định rằng, năm nay, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục về đích ngoạn mục.
Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến, ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 tiếp tục duy trì đà chuyển biến tích cực, dự kiến hoàn thành 12/12 chỉ tiêu được Quốc hội giao. Trong đó, dự kiến có 8 chỉ tiêu vượt và 4 chỉ tiêu đạt kế hoạch, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đã đề ra.
Theo ông Trần Quốc Phương, một trong những thành tựu nổi bật của kinh tế - xã hội năm 2018 chính là kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, tạo nền tảng quan trọng để thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực. Trong đó, tăng trưởng kinh tế theo xu hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP duy trì ở mức cao, ước đạt 6,7%, thậm chí còn có thể đạt cao hơn nếu nỗ lực trong những tháng cuối năm.
Bên cạnh đó, chỉ số lạm phát được kiểm soát, liên tiếp trong 3 năm 2016 - 2018, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân duy trì ở mức dưới 4%; thị trường tài chính duy trì tăng trưởng ổn định, tăng trưởng tín dụng ở mức 17%, đáp ứng đủ yêu cầu vốn cho nền kinh tế, nhất là lĩnh vực sản xuất - kinh doanh.
Các chỉ tiêu quan trọng khác, đó là nợ công giảm xuống từ 63,7% cuối năm 2016 xuống còn khoảng 61,4% năm 2018; thu ngân sách nhà nước ước đạt trên 1,35 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 3% so với dự toán và tăng 5,5% so với năm 2017; bội chi ngân sách ước đạt 3,67%, vượt mức chỉ tiêu Quốc hội giao…
Nhưng quan trọng hơn cả, theo khẳng định từ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đó là chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được cải thiện, mô hình tăng trưởng dịch chuyển dần sang chiều sâu. “Năm 2018, đóng góp của các nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) ước đạt 40,23% (mục tiêu 5 năm là 30-35%), năng suất lao động duy trì nhịp độ tăng, bình quân 3 năm 2016 - 2018 tăng 5,62%, cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 và vượt mục tiêu bình quân 5 năm được Quốc hội giao”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Tất nhiên, khó khăn phía trước vẫn còn rất lớn. Song cho tới thời điểm này, khi những chỉ số kinh tế mới nhất được công bố, hoàn toàn có thể kỳ vọng về một năm tiếp tục thành công của kinh tế Việt Nam.
-
Hà Nam tăng tốc trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư nước ngoài -
Quảng Nam "lắc đầu" với dự án đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt tại Núi Mun -
Quảng Ngãi chấp thuận nhà đầu tư dự án chợ kết hợp khu dân cư có tổng vốn gần 163 tỷ đồng -
Đắn đo khả năng hấp thụ gói trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho giao thông -
Cuối năm, TP.HCM "chạy đua" giải ngân hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công -
Chấp thuận chủ trương nâng cấp thêm 5,85 km luồng hàng hải Hải Phòng -
Đầu tư 2.265 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử