-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Kinh tế bứt tốc mạnh
Số liệu chính thức phải tới sáng 29/9, Tổng cục Thống kê mới công bố rộng rãi. Song theo một nguồn tin của Báo Đầu tư, kinh tế Việt Nam đang phục hồi khá mạnh, với tăng trưởng GDP quý III có khả năng vượt cả kịch bản tăng trưởng mà Chính phủ đã đặt ra (quý III tăng trưởng 7,26%), nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% của cả năm.
Cụ thể, tăng trưởng GDP quý III có thể lên tới trên 7,4%, cao hơn kịch bản khoảng 0,2 điểm %. Với tốc độ tăng trưởng này, tăng trưởng kinh tế của 9 tháng đầu năm ước đạt trên 6,4%. Một con số cho thấy nền kinh tế đang bứt tốc mạnh mẽ.
Đã nhiều tháng nay, lần đầu tiên, Chỉ số Sản xuất toàn ngành công nghiệp đã cao hơn so với tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2016. Ảnh: Đức Thanh |
Quý II/2017, khi Tổng cục Thống kê công bố tốc độ tăng trưởng GDP ước ở mức 6,17%, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng đã hồ hởi nói về “mức bứt phá cao nhất kể từ năm 2011 đến nay”, khi mà độ doãng giữa tăng trưởng GDP quý II và quý I lên tới trên 1 điểm %, trong khi bình quân các năm qua chỉ 0,3-0,4 điểm %. Đến nay, tính toán lại, tốc độ tăng trưởng GDP quý II/2017 còn cao hơn con số ước tính trước đó. Và quý III, nếu tốc độ tăng trưởng GDP quả thực đạt trên 7,4%, thì kỷ lục tiếp tục được lặp lại. Đây là những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy, nền kinh tế đang chuyển biến rất tích cực.
Họp giao ban về tình hình sản xuất - kinh doanh tháng 9 và 9 tháng đầu năm cách đây 2 ngày, ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng đã nhấn mạnh những “tin vui” của nền kinh tế, khi phân tích các số liệu kinh tế vĩ mô ước tính ban đầu của 9 tháng đầu năm.
“9 tháng đầu năm, ước Chỉ số Sản xuất (IIP) toàn ngành công nghiệp tăng tới 7,9%, cao hơn mức tăng 7,4% của cùng kỳ năm trước. Đã nhiều tháng nay, lần đầu tiên, chỉ số IIP đã cao hơn so với tốc độ tăng của cùng kỳ”, ông Phương nói và cũng nhấn mạnh việc trong sản xuất công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng cao, lên tới 12,8%, cao hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm 2016 và là động lực tăng trưởng chung của toàn ngành, đủ bù đắp cho phần sụt giảm của công nghiệp khai khoáng. Hơn nữa, con số này còn cho thấy, mô hình tăng trưởng của Việt Nam đã hạn chế được phần nào sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Trong khi đó, chuyên gia cao cấp Cao Viết Sinh bày tỏ sự vui mừng khi cả tiêu dùng trong nước và nước ngoài đã tăng trưởng tích cực. 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 10,5% so với cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,2%. Mức tăng này, cũng là lần đầu tiên sau nhiều tháng, đã cao hơn so với tốc độ tăng của cùng kỳ (9%).
Còn tiêu dùng nước ngoài, thể hiện qua số liệu về kim ngạch xuất khẩu, thậm chí còn tăng cao hơn nữa. 9 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 154 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố giá còn tăng 14,4%. Xuất khẩu tăng cao khiến nhập siêu 9 tháng đã giảm đáng kể so với các con số thống kê trước đó. 9 tháng, ước chỉ còn nhập siêu 442 triệu USD, bằng gần 0,3% kim ngạch xuất khẩu.
“Xuất khẩu tăng cao, nhập siêu thấp chắc chắn là nguyên nhân đẩy tốc độ tăng trưởng GDP quý III lên cao như vậy”, một chuyên gia kinh tế bày tỏ sự đồng tình với phân tích của chuyên gia Cao Viết Sinh và cho rằng, việc giải ngân vốn đầu tư nước ngoài trong 9 tháng qua đạt 12,5 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước cũng là yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng GDP trong quý III/2017.
Tăng trưởng dựa trên tiêu dùng nội địa và xuất khẩu
Với tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2017 có thể đạt trên 6,4%, thì khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm nay là rất lớn. Quý III tăng trưởng cao hơn kịch bản đặt ra, thì áp lực lên quý IV sẽ nhẹ nhàng hơn. Thậm chí, với “đà” bứt phá mạnh của nền kinh tế, nếu tăng trưởng GDP quý IV đạt như kế hoạch, thì tăng trưởng GDP năm nay có thể vượt cả mục tiêu 6,7%, mà kể từ đầu năm tới nay, luôn là nỗi lo lớn của nền kinh tế.
Tuy nhiên, bình luận về xu hướng của nền kinh tế Việt Nam, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải phân tích rõ vì sao nền kinh tế có thể bứt phá như vậy, đó có phải là yếu tố bền vững hay không, để đảm bảo nền kinh tế có thể tiếp tục tăng trưởng bền vững trong quý IV/2017 cũng như trong năm 2018.
Thêm nữa, cùng với tăng trưởng cao, thì có thể, kéo theo đó sẽ là những rủi ro, cần phải nhận diện chính xác để có giải pháp phù hợp. “Cần phải phân tích, vì sao ADB mới đây lại hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam từ 6,5% xuống 6,3%. Đâu là lý do? Có lẽ, cần lý giải căn cơ hơn về nguyên nhân khiến nền kinh tế tăng trưởng cao hơn trong hai quý gần đây”, chuyên gia Nguyễn Quang Thái nói.
Trong khi đó, ông Trương Văn Phước, quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, bày tỏ sự băn khoăn khi mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 21%. Trong khi đó, 9 tháng, tốc độ tăng trưởng tín dụng là 11%, nghĩa là 3 tháng cuối năm phải tăng trưởng tín dụng thêm 10%, cung tiền hàng tháng sẽ gấp 3 lần so với những tháng đầu năm. “Nhưng vấn đề là tiền sẽ đi đâu, vào sản xuất hay bất động sản, chứng khoán”, ông Phước nói.
Tín dụng dự báo sẽ tăng cao những tháng cuối năm cũng là yếu tố khiến lạm phát năm nay chịu tác động. Nếu vậy, theo chuyên gia Cao Viết Sinh, đây cũng sẽ là một rủi ro vĩ mô cần phải lường trước.
Trong khi đó, cách đây ít ngày, khi công bố cập nhật báo cáo kinh tế, mặc dù cho rằng, kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững trước các cú sốc, song ADB đã giảm dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay xuống 6,3%, và trong năm tới xuống 6,5%, đồng thời cảnh báo Việt Nam có thể phải đối mặt với rủi ro gia tăng nếu có sự suy giảm của các nền kinh tế công nghiệp chủ chốt, hoặc tốc độ tăng trưởng thấp ngoài dự kiến của Trung Quốc - đối tác thương mại ngày càng quan trọng của Việt Nam.
Phân tích của ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, thì việc Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao trong những quý đầu năm phần lớn là do hai động lực chính là tăng tiêu dùng nội địa và tăng xuất khẩu. Một khi xuất khẩu bị ảnh hưởng, sẽ tác động tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025