-
Quảng Ninh xin ý kiến nuôi trồng 260 ha thủy sản trên vùng đệm vịnh Hạ Long -
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc -
Lào có nhiều tiềm năng thu hút doanh nghiệp Việt Nam đầu tư bất động sản công nghiệp -
Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 16,3% sau 9 tháng năm 2024 -
Từ ngày 11/10, giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% -
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, Tuyên Quang nhận kỷ luật cảnh cáo
Ông Nguyễn Anh Dương trình bày tham luận tại Diễn đàn cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023 với chủ đề "Bơi trong vòng xoáy" (Ảnh: Chí Cường) |
Trình bày tham luận tại Diễn đàn cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023 diễn ra chiều nay (8/8), ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã chia sẻ một số nhận định về kinh tế vĩ mô thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Anh Dương, kinh tế thế giới còn rất nhiều khó khăn nhưng đã có một số chuyển biến. Các tổ chức quốc tế đã có sự điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, trong đó IMF đã đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 và 2024 là khoảng 3%.
Tuy nhiên, ông Dương cho rằng, bối cảnh kinh tế hiện nay có cả nguy, cả cơ (cơ hội) cho những ai biết nắm bắt.
Ông Dương cũng phân tích, xu hướng tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát vẫn hiện hữu, song không còn là chủ đạo. Mặc dù FED vẫn giữ thông điệp về khả năng tăng lãi suất nhưng đã có sự đảo chiều ở một số nước, thậm chí tại Việt Nam, trong nửa đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành.
Mặc dù mặt bằng lãi suất hạ song tín dụng tăng trưởng chậm. Xét tương quan giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng GDP cho thấy sự đồng điệu, khi tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm thì tăng trưởng GDP cũng giảm.
Trên cơ sở đó, tại báo cáo tháng 7/2023, CIEM đã dự báo 3 kịch bản kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2023.
CHỈ TIÊU |
KỊCH BẢN 1 |
KỊCH BẢN 2 |
KỊCH BẢN 3 |
TĂNG TRƯỞNG GDP |
5,34 |
5,72 |
6,46 |
LẠM PHÁT BÌNH QUÂN |
3,43 |
3,87 |
4,39 |
TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU |
-5,64 |
-3,66 |
-2,17 |
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI (TỶ USD) |
9,1 |
10,3 |
6,8 |
Cụ thể, theo ông Dương, Kịch bản 1 được tính toán trên giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp với đánh giá của các tổ chức quốc tế, và Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như nửa cuối các năm 2021 - 2022.
Kịch bản 2 giữ nguyên hầu hết các giả thiết trong Kịch bản 1 liên quan đến yếu tố kinh tế thế giới, song có một số điều chỉnh về nới lỏng tiền tệ và tài khóa tích cực hơn ở Việt Nam.
Kịch bản 3 có thể xảy ra với giả thiết bối cảnh kinh tế thế giới có một số chuyển biến tích cực hơn (tăng trưởng phục hồi, gián đoạn chuỗi cung ứng đã giảm đáng kể, lạm phát ở Mỹ giảm, thời tiết thuận lợi hơn,…) và sự quyết liệt trong cải cách và điều hành ở Việt Nam, qua đó giúp đạt kết quả tối đa về giải ngân/hấp thụ đầu tư công và tín dụng, cải thiện môi trường kinh doanh và năng suất lao động giúp thúc đẩy và thực hiện hoạt động đầu tư (cả tư nhân trong nước và đầu tư nước ngoài) theo hướng hiệu quả hơn.
Ông Nguyễn Anh Dương dự báo 3 kịch bản kinh tế vĩ mô Việt Nam trong năm nay (Ảnh: Chí Cường) |
Nêu một số kiến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ông Dương cho rằng, nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát vẫn quan trọng, song cũng cần lưu tâm hơn đến tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó, cần cải thiện tiếp cận vốn và cả khả năng hấp thụ vốn cho doanh nghiệp; cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng suất lao động; mạnh dạn ban hành quy định về cơ chế thử nghiệm cho các mô hình kinh tế mới (fintech, kinh tế tuần hoàn).
Thứ hai, cần thực hiện hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP... và nghiên cứu, đàm phán nâng cấp một số FTA của ASEAN. Hành động cụ thể mà ông Dương khuyến nghị là đơn giản hóa thủ tục cấp C/O, đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại.
Đặc biệt, ông Dương lưu ý giải pháp thứ ba là cần thu hút và sử dụng hiệu quả đầu tư nước ngoài trong bối cảnh mới, trong đó cân nhắc tăng độ mở cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia một số lĩnh vực, liên kết vùng trong thu hút FDI, thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài, đào tạo kỹ năng cho người lao động để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp FDI…
-
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc -
Gia tăng lo ngại về hệ lụy từ thị trường bất động sản -
Lào có nhiều tiềm năng thu hút doanh nghiệp Việt Nam đầu tư bất động sản công nghiệp -
Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 16,3% sau 9 tháng năm 2024 -
Từ ngày 11/10, giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% -
Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình làm việc với 5 địa phương miền Trung về giải ngân vốn đầu tư công -
Cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, Tuyên Quang nhận kỷ luật cảnh cáo
-
1 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
2 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
3 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
4 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp -
5 Đề xuất bố trí 1.368 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số
- Bà Hàn Thị Khánh Vinh, Tổng giám đốc Vinapharm nhận Giải thưởng Doanh nhân Xuất sắc châu Á 2024
- FWD giành cú đúp giải thưởng về thương hiệu và doanh nghiệp