-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do
-
Động lực giải ngân đại dự án
-
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá
-
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm
Những dự báo lạc quan
Một con số rất đáng chú ý được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhắc đến trong khuôn khổ chuyến thăm New Zealand vừa qua, khi thông báo về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam. Đó là quý I/2018, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam ước đạt 7,41%. Theo khẳng định của Thủ tướng, thì đây là mức tăng trưởng cao nhất trong quý I của nhiều năm trở lại đây và cao hơn mức tăng 5,15% của quý I/2017.
![]() |
Hai tháng năm nay, Chỉ số Sản xuất công nghiệp đã tăng tới 15,2% so với cùng kỳ. Trong ảnh: Dây chuyền lắp ráp xe của Piaggio Việt Nam tại tỉnh Vĩnh Phúc |
Trong khi đó, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cách đây ít ngày cũng đưa ra dự báo rằng, tăng trưởng kinh tế quý I/2018 có thể tăng mạnh so với mức 5,15% của cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, đáng chú ý là khu vực công nghiệp và xây dựng tăng trưởng tới 6,87%; còn khu vực dịch vụ tăng trưởng 6,74%.
Rõ ràng, tiếp sau đà tăng trưởng mạnh mẽ của năm 2017, các nhận định và dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam của quý I, cũng như của cả năm 2018 đã ngày càng lạc quan hơn. Con số chính thức phải hai tuần nữa mới được Tổng cục Thống kê công bố, song nhìn vào diễn biến tình hình kinh tế trong 2 tháng đầu năm, có thể khẳng định, tăng trưởng GDP quý I năm nay sẽ cao hơn nhiều so với quý I năm ngoái.
Cụ thể, nếu như 2 tháng năm ngoái, Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) chỉ tăng 2,4% so với cùng kỳ, thì 2 tháng năm nay, mức tăng đã lên tới 15,2%. Trong đó, chỉ riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng tới 17,7%, trong khi cùng kỳ chỉ tăng 5,3%.
Tương tự, khu vực dịch vụ trong 2 tháng qua, dù đã loại trừ yếu tố giá cả, vẫn tăng 8,7%, trong khi 2 tháng đầu năm ngoái chỉ tăng 5,1%.
Xuất nhập khẩu cũng tăng trưởng ấn tượng. Con số vừa được Tổng cục Hải quan công bố, 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt gần 34,51 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ. Với kim ngạch nhập khẩu đạt 34 tỷ USD, tăng 20,04% so với cùng kỳ, thì cán cân thương mại của Việt Nam đang thặng dư 504 triệu USD. Năm ngoái, 2 tháng đầu năm, nền kinh tế nhập siêu gần 50 triệu USD.
“Đây chính là những yếu tố có thể khiến GDP quý I/2018 tăng trưởng mạnh. Cả sản xuất, tiêu dùng, xuất nhập khẩu đều tăng mạnh. Thêm nữa, việc một số lượng lớn doanh nghiệp được thành lập mới trong năm ngoái và những tháng đầu năm nay đã góp phần quan trọng ‘đẩy’ một lượng vốn đầu tư lớn ra thị trường, qua đó tác động tới tăng trưởng kinh tế trong quý I”, ông Lê Đình Ân, chuyên gia kinh tế đã nói với phóng viên Báo Đầu tư như vậy.
Cũng theo ông Ân, có thể, do năm ngoái tăng trưởng GDP ở mức thấp, thấp nhất trong nhiều năm, nên khi so sánh với một nền tăng trưởng thấp, tăng trưởng GDP quý I năm nay sẽ cao hơn khá nhiều - như Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói.
Nỗ lực cho mục tiêu
tăng trưởng 6,7%
Đúng là không quá khó để nhận ra, có nhiều yếu tố sẽ tác động tới mức tăng trưởng GDP của quý I năm nay, đó là vừa do các yếu tố rất tích cực của nền kinh tế, vừa do so sánh với mức tăng trưởng thấp của cùng kỳ. Do vậy, tăng trưởng GDP quý I năm nay có thể sẽ ở mức rất cao. Mức tăng trưởng cao này sẽ tạo đà cho nền kinh tế tăng tốc trong năm nay.
Dù tăng trưởng kinh tế năm 2018 được dự báo là tích cực, nhưng cũng phải nỗ lực rất lớn để nền kinh tế có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm nay. Để đạt mục tiêu này, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2/2018. Theo đó, tiếp tục yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước và thế giới, kịp thời có phản ứng chính sách phù hợp; tập trung thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững...
Cũng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từng bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải khẩn trương xây dựng kịch bản tăng trưởng theo từng quý, có biện pháp chỉ đạo quyết liệt, cụ thể để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Nếu không đạt, người đứng đầu sẽ phải chịu trách nhiệm.
Theo thông tin của Báo Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn đang nỗ lực tổng hợp, xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế 2018, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ tháng 3/2018. Có kịch bản chính thức, các giải pháp điều hành sẽ thêm phần quyết liệt và hiệu quả hơn.
Trong khi đó, trên cơ sở phân tích các yếu tố tăng trưởng khá tích cực ngay từ quý I, NCIF cũng đã cập nhật điều chỉnh kịch bản cơ sở tăng trưởng kinh tế năm 2018. Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018 dự báo đạt 6,83%, cao hơn mức tăng 6,71% ở kịch bản cơ sở mà cơ quan này đưa ra hồi tháng 12/2017.
Cũng theo NCIF, tăng trưởng kinh tế năm 2018 sẽ tiếp tục chuyển biến tích cực, kế thừa xu thế tăng trưởng từ năm 2017 nhờ sự gia tăng hoạt động trong các lĩnh vực chế tạo, xây dựng, thương mại, bán buôn và bán lẻ, ngân hàng và du lịch.
-
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án -
Tập đoàn Trung Nam hợp tác cùng Power China sản xuất trụ, cánh điện gió tại Ninh Thuận -
Kỳ vọng chính sách “khoán 10” trong đầu tư đường sắt -
Gia Lai chuẩn bị hàng chục mỏ khoáng sản để phục vụ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku -
Quảng Trị: Tăng cường vận động, xem xét tính đến cưỡng chế mặt bằng dự án Đường Hùng Vương nối dài
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới