-
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia
Dễ thấy nhất là lạm phát của Việt Nam vẫn đang được kiểm soát ở mức hợp lý. Với Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2023 giảm 0,23% so với tháng trước đó và giảm là xu hướng chung bởi đây là thời điểm giá cả thường hạ nhiệt sau các dịp lễ, Tết, thì CPI bình quân của cả quý I chỉ còn tăng 4,18% so với cùng kỳ năm trước.
Thực tế là chỉ số này không thấp, nếu so với con số 2,63% của quý I/2019; 0,29% của quý I/2021 và 1,92% của quý I/2022, nhưng đã “hạ nhiệt” so với tốc độ tăng của những tháng đầu năm (tháng 1/2023, CPI tăng 4,89% so với cùng kỳ năm 2022; bình quân hai tháng, mức tăng là 4,6%).
Sau ba tháng, con số đang là 4,18%, vẫn đang trong tầm kiểm soát và có thể nói là khá hợp lý so với mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% trong năm nay mà Quốc hội đã quyết nghị.
Ngay cả chỉ số lạm phát cơ bản cũng đã bớt “căng” hơn: tháng 1/2023 là 5,21%; bình quân hai tháng là 5,08%; còn bình quân 3 tháng là 5,01%. Tuy vẫn cao hơn lạm phát chung, nhưng vẫn đang trong xu hướng giảm dần.
Trái với quy luật tăng trưởng, là quý sau cao hơn quý trước, thì thông thường, diễn biến CPI trong quý I luôn “căng” nhất. Chính vì vậy, hoàn toàn có thể kỳ vọng, lạm phát tiếp tục được kiểm soát tốt hơn trong những tháng tới đây.
Cùng với lạm phát, một chỉ số quan trọng khác cũng cho thấy kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm. Đó là trong bối cảnh khó khăn chung, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm, nhưng nền kinh tế vẫn đang có thặng dư thương mại trên 4 tỷ USD. Đây chính là kết quả của những nỗ lực của Chính phủ trong điều hành, cũng như nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp trong tìm kiếm đơn hàng, thúc đẩy xuất khẩu.
Ổn định kinh tế vĩ mô chính là nền tảng quan trọng để nền kinh tế có thể tiếp tục phục hồi và phát triển. Tuy vậy, cũng phải thấy rằng, những rủi ro, khó khăn vẫn đang tiềm ẩn. Nguy cơ lạm phát cao vẫn đang rình rập, khi giá cả thị trường thế giới neo ở mức cao, khi tiêu dùng trong nước đang tăng, khi tới đây một ngân khoản không nhỏ được đổ vào nền kinh tế để thúc đầu tư công, thúc tăng trưởng kinh tế…
Hơn nữa, điều cần quan tâm là dù CPI vẫn đang ở mức hợp lý, song thực tế, Chỉ số Giá sản xuất vẫn đang “làm khó” doanh nghiệp. Quý I/2023, Chỉ số Giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,47% so với quý IV/2022 và tăng 4,97% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Chỉ số Giá sản xuất sản phẩm công nghiệp giảm 0,66% so với quý trước và tăng 1,05% so với cùng kỳ năm trước. Còn Chỉ số Giá sản xuất dịch vụ tăng 2,15% so với quý trước và tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước.
Khi sản xuất công nghiệp sụt giảm, nền kinh tế đang phải trông chờ vào hai trụ đỡ là nông nghiệp và dịch vụ, nhưng khi Chỉ số Giá sản xuất của hai lĩnh vực này đang tiếp tục tăng cao, thì sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, tới “sức khỏe” của nền kinh tế nói chung.
Có một điểm đáng mừng là, Tỷ giá thương mại hàng hóa (TOT) quý I/2023 tăng 1,33% so với quý trước và tăng 3,05% so với cùng kỳ năm trước. Điều này có nghĩa, Chỉ số Giá xuất khẩu có mức giảm thấp hơn mức giảm của Chỉ số Giá nhập khẩu và Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi khi giá hàng xuất khẩu có lợi thế hơn so với giá hàng nhập khẩu. Nhưng đằng sau con số xuất siêu 4 tỷ USD có thể cũng là một nỗi lo. Bởi lẽ, xuất siêu lớn có thể do giảm nhập khẩu nguyên vật liệu dành cho sản xuất và điều này cho thấy, phía trước còn nhiều khó khăn…
Vì thế, dù hiện tại, kinh tế vĩ mô đang ổn định và không thể phủ nhận đó là một điểm cộng lớn, song có lẽ, vẫn phải tiếp tục thận trọng trong điều hành để có thể duy trì sự ổn định bền vững hơn cho nền kinh tế.
-
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng" -
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025