
-
Trung Quốc: Thị trường tiêu dùng không có dấu hiệu phục hồi hình chữ V
-
Tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc giảm tốc
-
Sập cột tháp tua-bin gió gây thương vong ở Trung Quốc
-
Goldman Sachs: Kinh tế thế giới năm 2024 sẽ tăng trưởng vượt dự báo
-
Quan chức Mỹ - Trung nhất trí tăng cường liên lạc, hợp tác kinh tế -
Ngân hàng lớn nhất thế giới bị tấn công mạng, phải giao dịch bằng USB
![]() |
Dây chuyền lắp ráp ô tô trong nhà máy Dongfeng Honda, thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: AFP |
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý II/2021 đã tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố sáng nay 15/7. Tuy vậy, mức tăng trưởng quý II thấp hơn so với ước tính tăng 8,1% được Reuters đưa ra trước đó.
So với quý I/2021, GDP quý II của Trung Quốc chỉ tăng 1,3%. Trước đó, GDP quý I của Trung Quốc đã tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước.
"Nền kinh tế Trung Quốc duy trì sự phục hồi ổn định", Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc nêu trong thông cáo cùng ngày. Thế nhưng, cơ quan này cho biết thêm vẫn còn những lo ngại về sự lây lan của đại dịch trên toàn cầu và sự phục hồi "không cân bằng" trong nước.
Doanh số bán lẻ tại Trung Quốc trong tháng 6 đạt mức tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức dự báo 11% được Reuters đưa ra. Tăng trưởng doanh số bán lẻ của Trung Quốc vẫn tụt hậu so với tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và thấp hơn kỳ vọng của các nhà phân tích trong hai tháng đầu tiên của quý II.
Trong khi đó, sản xuất công nghiệp của Trung Quốc ghi nhận mức tăng 8,3%, cao hơn ước tăng 7,8% trước đó. Còn theo công bố của Cơ quan hải quan Trung Quốc, xuất khẩu của nước này trong tháng 6 đã tăng cao hơn dự kiến lên mức 32,2%.
Trong quý vừa qua, giới chức Trung Quốc cũng đã tuyên bố hỗ trợ các công ty bị ảnh hưởng bởi giá cả hàng hóa tăng đột biến.
Cuối tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) thông báo cơ quan này sẽ hạ 50 điểm cơ bản tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với tất cả các ngân hàng. Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày hôm nay 15/7.
Động thái của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc được kỳ vọng "giải phóng" khoảng 1.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 154 tỷ USD) thanh khoản dài hạn cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tuy nhiên, các chuyên gia từ Ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS đánh giá, việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở một mức độ nào đó đã làm tăng thêm lo ngại của các nhà đầu tư chứng khoán rằng sự phục hồi kinh tế trong quý II và quý III/2021 có thể không tốt như thị trường mong đợi.
Kết quả khảo sát ở khu vực đô thị Trung Quốc cho thấy tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này trong tháng 6 ổn định ở mức 5%, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của nhóm người trẻ, từ 16 đến 24 tuổi, lại tăng lên 15,4%.

-
Giá dầu được dự báo tăng lên mốc 100 USD/thùng vào năm 2024 -
Mỹ vừa bơm 2,73 triệu thùng dầu vào kho dự trữ dầu mỏ chiến lược -
OPEC+ kết nạp thêm Brazil từ đầu năm 2024 -
OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu mỏ ngay từ đầu năm 2024 -
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng cao hơn dự báo trong quý III/2023 -
OPEC+ có thể duy trì chính sách sản lượng hiện tại -
"Ông lớn" thời trang Shein nộp đơn xin IPO tại Mỹ
-
Nutifood chính thức ký kết tài trợ Cầu đi bộ qua Sông Sài Gòn
-
Giải golf ngành nhôm - kính - cửa toàn quốc năm 2023 thành công rực rỡ
-
EVN NPT tìm kiếm gần 5.000 tỷ đồng cho 13 dự án truyền tải điện
-
Nutifood ký thỏa thuận tài trợ TP.HCM 1.000 tỷ đồng xây cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
-
Công ty cơ khí Duy Khanh khánh thành nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM
-
Vietjet khai trương đường bay thẳng Thượng Hải - TP.HCM