Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Kinh tế Việt Nam: Những dấu hiệu tích cực trong bối cảnh đại dịch Covid-19
N.L - 28/05/2020 14:18
 
Ông Gaurav Sharma, Tổng giám đốc Công ty bảo hiểm nhân thọ BIDV MetLife chia sẻ về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam.

Ông Gaurav Sharma, Tổng giám đốc, Công ty bảo hiểm nhân thọ BIDV MetLife
Ông Gaurav Sharma, Tổng giám đốc, Công ty bảo hiểm nhân thọ BIDV MetLife

Xin chào ông Gaurav Sharma, cám ơn ông đã dành thời gian chia sẻ với độc giả Báo Đầu tư về đại dịch Covid-19 và tương lai kinh tế Việt Nam. Tin tức về Covid-19 phủ khắp báo chí toàn cầu từ đầu năm đến nay và đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực như y tế, du lịch, sản xuất… Ông đánh giá như thế nào về những hậu quả do đại dịch này gây ra?

Thông tin cập nhật nhất tôi được biết, hơn 5,7 triệu người mắc bệnh và trên 350.000 người tử vong do đại dịch Covid-19.

Theo Vụ Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc (DESA), kinh tế thế giới năm 2020 được dự đoán sẽ giảm 3,2% tương đương thiệt hại khoảng 8,5 nghìn tỷ đô la.

Còn theo dữ liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hơn 436 triệu doanh nghiệp toàn thế giới thuộc các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sản xuất, lưu trú và ăn uống, bất động sản… phải đối mặt với nguy cơ gián đoạn hoạt động nghiêm trọng. Dự kiến tình trạng số giờ làm việc bị cắt giảm trong quý II năm 2020 sẽ là 10,5%, tương đương với 305 triệu lao động toàn thời gian, cao hơn nhiều con số ước tính trước đây – 6,7% số giờ hay 195 triệu lao động toàn thời gian. 

Với những dữ liệu nêu trên, có thể nói đại dịch Covid-19 đã phủ bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu.

Được biết tập đoàn MetLife có nhiều đóng góp tích cực trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, ông có thể chia sẻ thông tin này với độc giả không?

Quỹ MetLife (MetLife Foundation) cam kết tài trợ 25 triệu đô la trong nỗ lực ứng phó toàn cầu, hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Khoản tài trợ sẽ dành cho các nỗ lực cứu trợ trong ngắn hạn và dài hạn tại tất cả các khu vực nơi MetLife hoạt động trong đó có Việt Nam.

Hơn 6 triệu đô la đã được sử dụng cứu trợ tại châu Á, châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La tinh và Hoa Kỳ, trong đó 1 triệu đô la cho các ngân hàng thực phẩm Hoa Kỳ.

Ngoài ra, MetLife cung cấp chỗ ở miễn phí với 250 phòng khách sạn InterContinental tại Quảng trường Thời đại (New York) do MetLife sở hữu phần lớn cổ phần cho các nhân viên chăm sóc y tế trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Trở lại câu chuyện về tác động của đại dịch Covid-19 lên kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam, chúng tôi cũng đang phải đối mặt với một cuộc suy giảm kinh tế, hẳn sẽ không dễ dàng lấy lại đà tăng trưởng như trước khi đại dịch xảy ra?

Trước tiên, tôi đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 như thực hiện giãn cách xã hội, khuyến nghị người dân đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn ở nơi công cộng, rửa tay thường xuyên… Thực tế chứng minh đây là những biện pháp hiệu quả và Việt Nam đã thành công trong việc hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Về mặt kinh tế, theo số liệu thống kê quý I năm 2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 3,8% so với mức 6,8% cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua cho thấy tác động không nhỏ của đại dịch lên nền kinh tế.

Tuy nhiên, chúng ta không nên quá lo lắng. Cuộc suy giảm này chỉ diễn ra tạm thời và là tình hình chung trên toàn thế giới. Bài học từ cuộc suy thoái sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, đại dịch SARS năm 2003, cuộc đại suy thoái kinh tế năm 2008... cho thấy các nền kinh tế chỉ chịu tác động trong thời gian ngắn, sau đó các thị trường hồi phục lại thậm chí ở mức cao hơn nhiều so với trước thời điểm cuộc suy thoái xảy ra. Hình ảnh dưới đây là một ví dụ về tăng trưởng thời kỳ hậu suy thoái của các công ty trong S&P 500.

Nguồn: Ben Carlson, A Wealth of Common Sense
Nguồn: Ben Carlson, A Wealth of Common Sense

Thêm vào đó, các cuộc suy thoái kinh tế cũng mang đến những điều tốt hơn như đổi mới công nghệ, sắp xếp lại các nguồn lực.

Việt Nam có nhiều cơ sở để tin vào một viễn cảnh tươi sáng và tốc độ phục hồi nhanh hơn. Theo tôi được biết các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Apple, Google, Microsoft, HP và Dell cùng các công ty lớn trên thế giới khác như Foxconn, Sharp… có kế hoạch thâm nhập hoặc mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong thời gian gần đây.

Điều này sẽ kéo theo các cơ hội tăng trưởng kinh tế, tăng mức đầu tư và số lượng việc làm tại Việt Nam. Hy vọng Chính phủ sẽ có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp để đưa nền kinh tế sau đại dịch phát triển theo hình chữ V như mục tiêu đề ra.

Việt Nam được nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới ca ngợi công tác phòng chống dịch. Tờ báo Politico (Mỹ) đánh giá Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về hiệu quả kinh tế và sức khỏe cộng đồng trong chống dịch Covid-19. Đây là điều nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới không làm được trong thời điểm hiện tại.

BIDV MetLife cũng đã làm rất tốt trong đại dịch, chúng tôi chấp hành nghiêm giãn cách xã hội theo quy định, cung cấp 100% dịch vụ cho khách hàng như thường lệ – điều mà không nhiều công ty trên thị trường có khả năng thực hiện – nhờ vào chiến lược số hóa, qua đó duy trì được nhịp độ tăng trưởng kinh doanh.

Chúng tôi mong muốn có thể làm được nhiều hơn nữa để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển, tốt đẹp theo đúng mục đích mà BIDV MetLife luôn luôn theo đuổi: Luôn bên bạn, xây dựng tương lai vững vàng hơn.

Bảo hiểm truyền thống gặp khó do đại dịch
Năm 2020, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ước tính duy trì đà tăng trưởng, mức tăng khoảng 10%. Tuy nhiên, tại một số nghiệp vụ bảo hiểm...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư