-
Cà Mau tận dụng lợi thế, phát huy hiệu quả các nguồn lực -
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô theo phương thức PPP -
Chuẩn bị cho giai đoạn 2 dự án Khu công nghiệp Quảng Trị -
Long An xúc tiến đầu tư, thúc đẩy hợp tác với Hàn Quốc -
Hội đồng Thẩm định Nhà nước chính thức thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
UBND tỉnh Kon Tum cho biết vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy sản xuất viên nén Tâm Phúc Kon Tum của Công ty Cổ phần Tâm Phúc Kon Tum.
Dự án có địa điểm thực hiện tại Lô D6 và D7 cụm công nghiệp Đăk La, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Công suất thiết kế 5.000 tấn/tháng; với sản phẩm dịch vụ cung cấp là viên nén gỗ; diện tích mặt đất sử dụng 46.146 m2.
Tổng vốn đầu tư của dự án 100 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của doanh nghiệp là 30 tỷ đồng, chiếm 30% tổng vốn dự án đầu tư và vốn vay 70 tỷ đồng, chiếm 70% tổng mức đầu tư.
Về tiến độ thực hiện, dự án dự kiến khởi công công trình từ tháng 12/2021 và hoàn thành dự án đưa vào sử dụng/hoạt động vào khoảng cuối tháng 8/2022.
Dự án được hưởng chính sách miễn giảm tiền thuế đất do nằm trong khu vực được áp dụng các chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước. |
Theo UBND tỉnh Kon Tum, công nghệ áp dụng của dự án là công nghệ sản xuất viên nén kết hợp giữa lao động thô sơ và lao động cơ giới không thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao hay công nghệ cấm chuyển giao. Dự án được hưởng chính sách miễn, giảm tiền thuê đất; chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, thuế theo quy định.
UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu Công ty Cổ phần Tâm Phúc Kon Tum có trách nhiệm triển khai thực hiện dự án theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ cam kết; tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai, rừng, môi trường, khoáng sản, lao động, nghĩa vụ tài chính và các quy định khác có liên quan. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết với địa phương về các giải pháp, biện pháp không làm ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân tại khu vực lân cận và thực hiện ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư.
Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện, xây dựng các hạng mục của dự án, tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến rừng trong khu vực dự án và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020, Luật Lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản hướng có liên quan; đảm bảo nguồn nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp.
Được biết, Công ty Cổ phần Tâm Phúc Kon Tum được Sở Kế hoạch và Đầu tư Kon Tum cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu ngày 24/12/2020 với vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Doanh nghiệp này có trụ sở tại Lô B2, đường Quy hoạch, khu công nghiệp Hoà Bình, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum do bà Nguyễn Thị Thu Hằng (SN 1978, trú tại TP Pleiku, Gia Lai) làm người đại diện pháp luật kiêm giám đốc, chủ tịch HĐQT với tỷ lệ sở hữu 40% cổ phần.
Tại Cụm công nghiệp Đắk La, huyện Đắk Hà, ngoài dự án vừa được chấp thuận chủ trương đầu tư của Công ty Cổ phần Tâm Tâm Phúc, hiện tại đây còn có 2 dự án sản xuất viên nén khác của Công ty TNHH một thành viên Trường Nguyên Khánh với công suất 100 - 150 tấn thành phẩm/ngày, tổng vốn đầu tư 11 tỷ đồng; và dự án sản xuất viên nén năng lượng của Công ty TNHH Phúc Thịnh Kon Tum với công suất thiết kế 700-1.000 tấn thành phẩm/tháng, tổng vốn đầu tư 15 tỷ đồng.
-
Hội đồng Thẩm định Nhà nước chính thức thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Quảng Nam kiến nghị đưa 11 thủy điện nhỏ vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII -
Nghệ An giao hơn 5.100 m2 đất cho Khu kinh tế Đông Nam -
TP.HCM bố trí 7.568 tỷ đồng giải phóng mặt bằng 2 đoạn đường Vành đai 2 -
Trà Vinh phát triển nông nghiệp công nghệ cao để tăng sức cạnh tranh -
Chi gần 470 triệu USD nhập khẩu thịt từ Ấn Độ -
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Xương sống cho sự phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam
-
1 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
2 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
3 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
4 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm