Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
KTS Kengo Kuma: Công trình xanh cần gắn kết với khả năng hỗ trợ kinh tế địa phương
Hồng Phúc - 16/04/2019 08:12
 
Kiến trúc sư Kengo Kuma- người “thợ cả” của công trình Sân vận động Olympic 2020 tại Tokyo cho rằng, tính “xanh” hay yêu cầu giá trị bền vững của mỗi dự án/toà nhà cần được gắn bó khả năng sử dụng các nguồn vật liệu tại địa phương.

Tiêu chuẩn đánh giá tòa nhà thân thiện với môi trường không chỉ dựa trên khả năng sử dụng nguồn vật liệu xanh mà theo quan điểm của kiến trúc sư đương đại hàng đầu Nhật Bản, giáo sư Kengo Kuma thì toà nhà không sản sinh nhiều CO2. Đặc biệt, tính bền vững của mỗi toà nhà còn được đánh giá vào khả năng sử dụng các nguồn vật liệu tại địa phương.

“Khi đó, dự án vừa giúp kinh tế địa phương tốt lên khi tiêu dùng sản phẩm địa phương. Và nếu có thể thuê nhân công địa phương cũng sẽ là yếu tố quan trọng”, kiến trúc sư Kengo Kuma chia sẻ trong một buổi gặp mặt báo chí vừa được tổ chức tại TP.HCM, nhân dịp khảo sát, kiểm tra tiến độ xây dựng, hoàn thiện công trình đầu tiên của mình tại Việt Nam.

Kiến trúc sư Kengo Kuma được ví von là nghệ nhân tài hoa xứ Phù Tang. Ông sinh năm 1954 và tốt nghiệp đại học Tokyo năm 1979. 8 năm sau đó, ông cùng đồng sự sáng lập studio kiến trúc Kengo Kuma and Associates. Đến nay, studio này đã có hơn 50 kiến trúc sư, kiến tạo hơn 70 công trình tuyệt mỹ khắp thế giới.

Ông Kengo Kuma là người “thợ cả” của công trình Sân vận động Olympic 2020 tại Tokyo và hơn 100 công trình kiến trúc tiêu biểu ở nhiều nước trên thế giới như bảo tàng tại Nhật Bản, tháp Thượng Hải (Trung Quốc), tổ hợp Hikari bên bờ sông Lyon (Pháp)…

Là người đã tạo nên chuẩn kiến trúc Nhật hiện đại – mềm dẻo nhưng vững chắc, khác biệt nhưng hài hòa, thấm nhuần sự hòa hợp và minh triết của phương Đông, song hành cùng sự hiện đại, đa năng và tối giản của phương Tây, kiến trúc sư Kengo Kuma cho rằng, xét về giá trị kinh tế lâu dài, các công trình xanh không hề đắt đỏ.

“Các chi phí năng lượng tái tạo hay bảo trì trong lâu dài của các dự án xanh sẽ giảm dần bởi đã được đầu tư bài bản , chỉn chu ngày từ đầu. Đây là hướng phát triển bền vững về lâu dài mà các đô thị nên phát triển”, ông Kengo Kuma chia sẻ. 

Trước khi thiết kế Waterina Suites – dự án đầu tiên của mình ở Việt Nam, giáo sư  Kengo Kuma và các đồng sự đã dành nhiều thời gian đến Việt Nam khảo sát, nghiên cứu từ địa hình, khí hậu, nhịp sống cho đến tư duy kiến trúc tại đây.

Ông cho biết, đường cong lấp lánh từ dòng sông Sài Gòn uốn quanh thành phố cũng như đường cong từ thửa ruộng bậc thang Tây Bắc tràn đầy sinh khí đã nhanh chóng hấp dẫn ông.

Và nước đã trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo của giáo sư Kengo Kuma trong quá trình thiết kế dự án này khi tổng thể công trình là tập hợp của những đường cong gợn sóng mềm mại, thanh thoát, chạy khắp tòa nhà.

“Phía bên trong dự án có 2 hồ bơi lớn. Chúng tôi không đơn thuần đưa nước vào trong đó, mà còn có chức năng gắn kết với không gian thiên nhiên xung quanh giữa hai tòa nhà”, ông Kengo Kuma tiết lộ và khẳng định, sở hữu thiết kế mềm mại nhưng kiến trúc của Waterina Suites vẫn là một khối chắc chắn, được áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến theo tiêu chuẩn xây dựng cao cấp của Nhật Bản. Tường được xây bằng bê tông thay vì gạch thông thường, do đó, Waterina Suites có khả năng chống thấm, cách âm và chịu lửa vượt trội hơn so với các công trình khác. Bên ngoài tòa nhà sử dụng sơn đàn hồi và công nghệ chống thấm màng phủ 3 lớp tiên tiến của Nhật, chống nứt tường tối đa, tăng sự kiên cố và bền vững cho tòa nhà.

 “Waterina Suites là công trình chung cư duy nhất cho đến hiện nay được tôi thiết kế. Tôi hi vọng công trình này là một dấu ấn trong mối quan hệ hợp tác, đầu tư tốt đẹp giữa các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam", giáo sư Kengo Kuma kỳ vọng.


Vinh danh dự án dẫn đầu xu thế “Nhận diện thị trường bất động sản 2019“
Sáng nay (28/3), Báo Đầu tư tổ chức Lễ vinh danh 36 dự án dẫn đầu xu thế do độc giả Báo Đầu tư bình chọn và tổ chức Tọa đàm "Nhận diện thị...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư