
-
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
Đà Nẵng sau khi sắp xếp có 16 đơn vị hành chính cấp xã
-
Thay thế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp huyện sang cấp xã
-
Đã giải quyết chế độ cho 2.181 trường hợp nghỉ theo Nghị định số 178
-
Đà Nẵng cho ý kiến về đề án hợp nhất với tỉnh Quảng Nam -
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone
Hôm qua (21/7), tại PhnomPenh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thay mặt Chính phủ Việt Nam và Bộ trưởng cao cấp Bộ Kế hoạch Campuchia Chhay Than, thay mặt Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã ký kết Thỏa thuận khung Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Campuchia.
Lễ ký diễn ra dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen.
![]() |
Ký kết Thỏa thuận khung Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Campuchia. |
Theo đó, Thỏa thuận khung về kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Campuchia được ký kết nhằm tăng cường kết nối kinh tế - xã hội giữa hai nước, trên cơ sở bình đẳng và hai bên cùng có lợi thông qua hoạch định và thực hiện Quy hoạch kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Campuchia trong các lĩnh vực chủ yếu trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Việc kết nối và hợp tác kinh tế này nhằm giúp hai nước tận dụng được toàn bộ tiềm năng, thế mạnh của mỗi nước, tạo động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội ở mỗi nước vì lợi ích và sự thịnh vượng bền vững của cả hai nước.
Theo Thỏa thuận khung, hai bên nhất trí về phạm vi kết nối và hợp tác kinh tế của hai nước trong các ngành, lĩnh vực chủ yếu sau: giao thông - vận tải (đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không), bưu chính và viễn thông, thương mại, đầu tư, tài chính và ngân hàng, nông nghiệp, du lịch, mỏ và năng lượng và hợp tác giữa các tỉnh biên giới.
Việc hợp tác cần phù hợp với các thông lệ quốc tế, các cam kết hợp tác song phương giữa Việt Nam và Campuchia, các cam kết hợp tác của mỗi nước với các nước khác và các tổ chức quốc tế và khu vực, và với luật và quy định của mỗi nước.
Trong quá trình thực hiện Khung Thỏa thuận chung này, các cơ quan hoặc tổ chức có liên quan của các Bên sẽ họp để thảo luận, đàm phán và làm việc khẩn trương về chi tiết của Quy hoạch kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Campuchia nhằm định hướng cho việc xây dựng các chương trình, dự án và các kế hoạch hành động một cách hữu hiệu và hiệu quả.
Thông tin cho biết, Khung Thỏa thuận chung này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến hết năm 2030.

-
Đà Nẵng cho ý kiến về đề án hợp nhất với tỉnh Quảng Nam -
Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo -
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone -
Sẽ trình Quốc hội thí điểm chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội -
Ông Trần Văn Khải làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường -
Cần thêm 8,2 nghìn tỷ đồng mỗi năm để miễn, hỗ trợ học phí từ năm học tới -
Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"