-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Phần mềm học online của upGrand đã thâm nhập nhiều thị trường. |
Thúc đẩy chiến lược vươn ra toàn cầu
Ronnie Screwvala, đồng sáng lập, kiêm Chủ tịch upGrad vừa tiết lộ với giới truyền thông về chiến lược thâm nhập thị trường mới của ứng dụng.
Theo đó, nền tảng cung cấp khóa học và đào tạo đại học trực tuyến lớn nhất Ấn Độ này vừa chi 30 triệu USD để mở rộng hoạt động ở Đông Nam Á. Bên cạnh Indonesia và Philippines, upGrad sẽ đầu tư vào Singapore và Việt Nam. Ngoài ra, công ty cũng đang tìm cách thâm nhập thị trường Mỹ.
Quyết định xuống tiền được đưa ra khi upGrad nhìn thấy nhiều cơ hội ở khu vực này. Theo đó, phân khúc mà upGrad nhắm đến là cung cấp các chương trình trực tuyến kết hợp ngoại tuyến chuyên đào tạo và nâng cấp các kỹ năng chuyên môn… Công ty cũng đang tìm cách xuất khẩu chuyên môn cho phần còn lại của Đông Nam Á, trong đó tập trung ở Việt Nam.
Đáng chú ý, kế hoạch mở rộng của công ty này trên thế giới được thúc đẩy dựa trên các thương vụ M&A. Kể từ đầu năm 2022 đến nay, upGrad đã mua lại 6 start-up trong mảng edtech, như Exampur (start-up luyện thi), Harappa Education (edtech B2B) và WOLVES India (công ty tuyển dụng và đào tạo nhân sự).
Tháng 8, upGrad huy động thành công 210 triệu USD trong bối cảnh trường học ở Ấn Độ mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19.
Trong năm 2021, upGrad trở thành “kỳ lân” và chạm mốc 2 triệu học viên. Trong năm nay, upGrad đặt mục tiêu tăng đội ngũ giáo viên từ 4.800 người lên 7.600 người.
Nhắc đến chiến lược M&A, nếu không thận trọng, upGrad sẽ dẫm phải vết xe đổ của kỳ lân edtech Byju’s. Byju’s đang trải qua tình hình kinh doanh ngày càng thua lỗ.
Hiện Byju’s có khoản lỗ tăng lên 45,6 tỷ rupee (573 triệu USD) từ 3,1 tỷ rupee vào năm trước đó, do chi phí hoạt động tăng hơn gấp đôi. Ngoài ra, doanh thu của công ty giảm 3%, xuống 24,3 tỷ rupee trong cùng kỳ. Báo cáo kết quả kinh doanh năm ngoái bị hoãn do sự khác biệt với công ty kiểm toán, vì vậy, Byju cũng hoãn việc ghi nhận gần 40% doanh thu theo lời khuyên của các công ty kiểm toán.
Mặc dù trải qua nhiều thách thức, nhưng lãnh đạo của Byju cho rằng, tương lai của tập đoàn rất tươi sáng, vì đang có nhiều động thái đổi mới.
Byju’s duy trì được đà tăng trưởng bởi nhu cầu giáo dục trực tuyến ngày càng tăng, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Byju’s đã thu hút các nhà đầu tư tầm cỡ như người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, gã khổng lồ công nghệ Tencent của Trung Quốc.
Dư địa ở Việt Nam
Các kỳ lân về edtech Ấn Độ đang mạnh dạn đặt cược vào thị trường Việt Nam là điều dễ hiểu. Bởi theo Ken Research, một công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, quy mô của thị trường edtech Việt Nam dự kiến tăng từ 2,08 tỷ USD năm 2021, lên 3 tỷ USD vào năm 2023 và nằm trong top 10 thị trường edtech có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới. Theo đó, trong vòng 5 năm, 2019 - 2023, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm dự kiến đạt 20,2%.
Tính đến năm 2021, có 179 công ty liên quan đến edtech đã được đăng ký tại Việt Nam, bao gồm cả công ty khởi nghiệp trong nước và không ít công ty nước ngoài như snapask, duolingo, ELSA, Quizlet và Moodle. Trong đó có khoảng 11 khoản đầu tư với trị giá 108,4 triệu USD. Con số này tương đương 63,6% tổng số trong giai đoạn đầu của vòng hạt giống, chiếm 14,37% quy mô đầu tư vào edtech (76 khoản đầu tư, 1,28 tỷ USD) trong khu vực ASEAN năm 2021.
Các nhà đầu tư nước ngoài coi edtech Việt Nam như một mảnh đất màu mỡ có thể khai thác. Theo nhà đầu tư, có ba yếu tố là nền tảng hỗ trợ cho sự phát triển chóng mặt này của lĩnh vực edtech ở Việt Nam.
Trước hết, Việt Nam có độ tuổi dân số ở mức trẻ với 68,4% dân số dưới 44 tuổi. Thêm vào đó, chi phí dành cho giáo dục ngày càng tăng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, tỷ lệ sử dụng điện thoại tính theo độ tuổi 16-64 cũng ở mức cao với 97,6%, tỷ lệ sử dụng Internet là 73,2%. Điều này đồng nghĩa với việc môi trường cho giáo dục trực tuyến vẫn còn dư địa để mở rộng.
Việc sử dụng các ứng dụng edtech chi phí thấp và hiệu quả cao đang dần tăng lên trong thế hệ MZ (những người sinh từ 1980 đến 2004). Việt Nam có đầy đủ cơ sở hạ tầng như cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ sử dụng thiết bị thông minh và mức độ thâm nhập Internet cao. Đây là môi trường vô cùng phù hợp để thị trường edtech tăng trưởng.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo