Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Kỳ vọng bước ngoặt thế kỷ dành cho nhà thầu Việt
Minh Ngọc - 15/05/2023 15:40
 
Từ các dự án biểu tượng quốc gia được xây dựng bởi những nhà thầu trong nước, Việt Nam có thể kỳ vọng lớn vào năng lực thi công dự án hạ tầng như sân bay của nhà thầu Việt.
Landmark 81 - Công trình thế kỷ được xây dựng từ chính người Việt
Dự án sân bay Long Thành, với tổng vốn đầu tư hơn 16 tỷ USD (tương đương hơn 336.000 tỷ đồng), có tiến độ thi công kéo dài chính là cơ hội để nhà thầu Việt Nam chứng minh năng lực thi công với bạn bè quốc tế.

Bước ngoặt lớn cho nhà thầu nội

Trong thập kỷ qua, thị trường xây dựng Việt Nam là nơi thống lĩnh của các công ty đến từ châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc, với việc trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia nhiều dự án. Thời gian đó, các công ty xây dựng trong nước đã học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý của các tổng thầu xây dựng cung cấp các loại hình dịch vụ (E&C) hàng đầu bằng cách hợp tác dưới nhiều hình thức như thành lập tập đoàn với tư cách là đối tác, thầu phụ…

Gần đây, các công ty xây dựng Việt Nam đã vươn lên giữ vai trò dẫn dắt quá trình xây dựng các công trình lớn trong nước như hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam, tòa nhà Landmark 81 ở TP.HCM, nhà máy của Tập đoàn Lego (Đan Mạch) ở Bình Dương… Theo các chuyên gia ngành xây dựng, một bước ngoặt thế kỷ sẽ mở ra với nhà thầu nội nếu được thi công những dự án tầm cỡ quốc tế như “siêu dự án” sân bay Long Thành. 

Lịch sử phát triển của một số quốc gia châu Á cho thấy, việc Chính phủ Việt Nam đặt nhiều kỳ vọng vào sự lớn mạnh của nhà thầu trong nước là hoàn toàn có cơ sở. Đơn cử tại Hàn Quốc, Dự án sân bay Incheon là một ví dụ điển hình minh chứng cho sự trao quyền, tin tưởng của Chính phủ nước này khi tạo cơ hội cho nhà thầu nội chứng minh được khát vọng xây dựng, thể hiện năng lực, trình độ kỹ thuật với bạn bè quốc tế. 

Kết quả là, sau khi Dự án sân bay Incheon hoàn thành, các nhà thầu Hàn Quốc nhận được ghi nhận và đánh giá cao từ các đối tác tầm cỡ quốc tế. Từ đó, họ có nền tảng năng lực mạnh mẽ, cũng như sự tự tin để vươn mình, có bước nhảy vọt hơn để tiến ra thị trường quốc tế, cạnh tranh sòng phẳng với các công ty hàng đầu của châu Âu. Việt Nam có thể tham khảo cách mà Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ nhà thầu nội để thúc đẩy nhà thầu Việt trở thành những tên tuổi tầm cỡ quốc tế.

Nhà máy Lego tại Bình Dương đang được thi công bởi nhà thầu Việt Nam
Landmark 81 - Công trình thế kỷ được xây dựng từ chính người Việt.

Cần tự tin trao quyền hơn

Thực tế, tại các dự án đầu tư công của Việt Nam gần đây, các nhà thầu trong nước đã được hỗ trợ tạo điều kiện để tham gia. Không chỉ về mặt kỹ thuật, mà về tài chính, các nhà thầu nội cũng liên kết được với các ngân hàng lớn để có thể làm những dự án quy mô.

Khả năng ứng phó, thu xếp nguồn tài chính nhanh nhạy của một số nhà thầu trong nước thời gian qua được chứng minh qua các dự án có vốn đầu tư lên tới vài ngàn tỷ đồng, như Tổ hợp sản xuất VinFast, các thành phố thu nhỏ của Vinhomes Ocean Park, Grand Park và Ecopark cho đến dự án 1,3 tỷ USD của Tập đoàn Lego ở Bình Dương…

Đáng chú ý, ngoài việc sở hữu năng lực thi công cao, nguồn tài chính lành mạnh, các nhà thầu trong nước còn quyết tâm xác lập cuộc chơi vì bản sắc dân tộc. Các kỹ sư Việt Nam có đủ khát khao và đam mê bền bỉ về một tương lai ngành xây dựng phát triển vượt bậc để được thử thách tại những dự án lớn, quy mô tầm cỡ thế giới, thể hiện tố chất chăm chỉ, chịu thương, chịu khó của người Việt.

Giới chuyên môn cho rằng, Chính phủ nên tin tưởng vào năng lực và thế mạnh của các nhà thầu nội. “Không có lý do gì để e ngại và nghi ngờ về năng lực của họ. Quan trọng nhất, Chính phủ cần xem xây dựng là một ngành kinh tế mũi nhọn để tạo bứt phá cho Việt Nam, chứ không phải là ngành kinh tế hỗ trợ ngành khác phát triển khác như quan niệm lâu nay”, một chuyên gia về xây dựng cho hay.

Có thể thấy, Hàn Quốc là một trong những quốc gia thành công nhất trong triển khai chính phủ điện tử. Đặc biệt, hệ thống đấu thầu qua mạng được đánh giá là hiệu quả và giải quyết được tối đa khả năng đánh giá hồ sơ dự thầu tự động... Tuy nhiên, “văn hóa nhanh - nhanh” trong xử lý công việc, sự tin tưởng “trao quyền” cho các doanh nghiệp trong nước chính là thần dược giúp Hàn Quốc phát triển doanh nghiệp và hồi sinh đất nước.

Nhà máy Lego tại Bình Dương đang được thi công bởi nhà thầu Việt Nam
Nhà máy Lego tại Bình Dương đang được thi công bởi nhà thầu Việt Nam.

Hàn Quốc thật sự là mô hình thành công đáng để Việt Nam học hỏi. Điều này càng được thúc đẩy bởi bối cảnh kinh tế trong nước vẫn đứng trước rất nhiều thách thức chưa được xử lý thấu đáo liên quan đến giải ngân đầu tư công, Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội... Bên cạnh đó, rủi ro, thách thức mới liên quan đến thị trường tài chính, bất động sản, thị trường lao động phát sinh trong giai đoạn hậu Covid-19.

Đặc biệt, thị trường xây dựng Việt Nam vẫn là “miếng bánh béo bở” của các nhà thầu quốc tế. Vậy nên, giới chuyên gia cho rằng, thúc đẩy nội địa hóa xây dựng chính là tầm nhìn lâu dài cho chiến lược huy động nguồn lực nội địa, nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam. Việc được trao quyền xây dựng các dự án hạ tầng và cạnh tranh với các nước tiên tiến trên thị trường quốc tế bằng kinh nghiệm có được trong nước chính là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp xây dựng Việt.

Gói thầu lớn nhất sân bay Long Thành lần thứ hai lùi ngày mở thầu
Gói thầu số 5.10 (thi công nhà ga và lắp đặt thiết bị) của sân bay Long Thành lần thứ hai lùi ngày mở thầu. Lịch mở thầu dự kiến là ngày mai, 28/4...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư