-
100% khách hàng SMEs hiện hữu của ABBank đã giao dịch hoàn toàn trên nền tảng mới -
Giao dịch trên ATM giảm gần 20%, người dân đã bớt dùng tiền mặt trong thanh toán -
Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị hiệu quả rủi ro -
Trợ lực cho Hà Nam phát triển kinh tế bền vững -
Ngân hàng chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ -
Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy
. |
Cạnh tranh bằng lãi suất
Techcombank đã điều chỉnh tăng mạnh lãi suất đầu vào kể từ ngày 11/2/2019. Theo đó, nhà băng này áp dụng lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng là 6,3%, thay vì mức 6% trước đó. Kỳ hạn 7 - 11 tháng áp dụng lãi suất 6 - 6,1%/năm, trong khi biểu lãi suất triển khai trước Tết là 5,8 - 5,9%. Kỳ hạn 12 tháng được Techcombank tăng lên mức 6,6%/năm và 7% nếu có khoản tiền gửi từ 3 tỷ đồng trở lên, so với mức trước Tết lần lượt là 6,5% và 6,9%/năm.
Không chỉ với kỳ hạn dài, mà lãi suất các kỳ hạn ngắn cũng tăng nhẹ, với mức tăng 0,1 điểm phần trăm. Cụ thể, lãi suất với tiền gửi từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,8 - 5%/năm, so với mức 4,7 - 4,9%/năm áp dụng trước đó. Với khách hàng ưu tiên, lãi suất trên còn được cộng thêm 0,1 điểm phần trăm.
Tuy nhiên, hiện lãi suất tiền gửi cao nhất vẫn thuộc về các nhà băng quy mô nhỏ và vừa. Chẳng hạn, tại Viet Capital Bank, mức lãi suất cao nhất là 8,6%/năm áp dụng cho kỳ hạn từ 24 tháng trở lên; kỳ hạn 18 tháng lãi suất huy động là 8,5%/năm. Với các kỳ hạn 7 - 11 tháng, lãi suất là 7,8%/năm. Tại VietA Bank, kỳ hạn 12 - 15 tháng, lãi suất được neo ở mức 8 - 8,1%/năm. Còn tại Nam A Bank, theo chương trình “Cùng Nam A Bank đón Xuân Tài Lộc”, lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng lên đến 8,3%/năm.
Từ ngày 12/2, Eximbank áp dụng biểu lãi suất mới ở một số chương trình khuyến mãi theo hướng tăng lãi suất kỳ hạn dài. Cụ thể, với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất là 8,3%/năm. Lãi suất gửi tiết kiệm online kỳ hạn 6 tháng là 7,65%/năm, kèm ưu đãi, quà tặng…
TS. Bùi Quang Tín, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, dòng tiền nhàn rỗi thường quay trở lại ngân hàng nhiều hơn sau Tết, nên các ngân hàng tranh thủ tăng lãi suất, triển khai chương trình khuyến mãi để kéo khách. Bên cạnh đó, nhu cầu huy động vốn ở kỳ hạn dài của các ngân hàng còn nhằm cơ cấu lại nguồn tiền gửi, đáp ứng tiêu chí an toàn vốn theo quy định của Thông tư 19/2017/TT-NHNN về giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống 40% kể từ đầu năm 2019.
Lãi suất huy động khó giảm trong năm 2019
Nhiều chuyên gia cho rằng, một trong những rủi ro mà Việt Nam phải đối mặt trong năm 2019 là lãi suất tăng. Cuộc đua lãi suất huy động có chiều hướng nóng hơn trong những ngày cuối năm 2018 và đầu năm 2019. Trên thực tế, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của hầu hết ngân hàng thấp hơn so với tốc độ tăng tín dụng, nên nhiều ngân hàng đang tích cực huy động tiền gửi để chuẩn bị nguồn tiền đẩy mạnh cho vay trong thời gian tới. Đó cũng là lý do đẩy lãi suất huy động vốn.
Ông Nguyễn Tú Anh, Phó vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) dẫn lại kết quả khảo sát các tổ chức tín dụng mới đây, với 17/28 tổ chức tín dụng cho rằng, lãi suất năm nay sẽ tăng.
Lạm phát năm 2018 được kiểm soát ở mức 4%, nhưng theo dự báo của các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng HSBC, lạm phát năm nay có thể ở mức 4 - 4,5%. Đó chính là nguyên nhân khiến lãi suất tiền gửi tăng.
Ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam cho rằng, năm 2019, lãi suất khó có thể giữ nguyên như năm 2018.
Mặt khác, theo các chuyên gia, phần lớn nguồn vốn huy động của các ngân hàng hiện nay là ngắn hạn, nên việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 45% xuống 40% từ đầu năm 2019 cũng góp phần tác động lên mặt bằng lãi suất.
Cụ thể, các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài để huy động vốn trung, dài hạn nhằm cân đối lại nguồn đáp ứng quy định của Thông tư 19/2017/TT-NHNN. Lãi suất trong năm 2019, được dự báo tăng khoảng 0,75%.
Công ty Chứng khoán VNDirect nhận định, Ngân hàng Nhà nước đang có xu hướng thặt chắt chính sách tiền tệ và các mức lãi suất cơ bản sẽ tăng lên trong năm 2019. Theo VNDirect, nguyên nhân chính dẫn đến việc lãi suất tăng là lộ trình siết vốn trên.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạn chế tăng trưởng tín dụng năm nay ở mức 13 - 14%. Mức tăng trưởng này được giới phân tích tài chính nhận định là hợp lý. Theo đó, các nhà băng sẽ không còn động lực để chạy đua huy động vốn cho tăng trưởng tín dụng, thậm chí không ít nhà băng còn phải lo giảm bớt tổng tài sản để đáp ứng chuẩn Basel II, nếu không tăng được vốn. Tất cả những điều đó cũng sẽ giúp ổn định mặt bằng lãi suất.
-
Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy -
MB tăng vốn điều lệ lên hơn 61.000 tỷ đồng -
Nhân sự Eximbank biến động trước thềm đại hội cổ đông bất thường -
TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA -
M&A ngân hàng chờ thương vụ “bom tấn” -
Nhà băng sẽ bơm lượng vốn lớn vào nền kinh tế -
LPBank gia nhập "câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng"
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024