
-
Lãi suất ổn định ở mức thấp, ngân hàng nỗ lực kích cầu tín dụng
-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank
-
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
Mặt bằng lãi suất huy động ngắn hạn và dài hạn trên thị trường đang có sự phân hóa mạnh mẽ sau khi hàng loạt ngân hàng đua nhau ra mắt sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao đột biến.
![]() |
VPBank giữ kỷ lục về lãi suất huy động dài hạn hiện nay |
Hiện tại, giữ kỷ lục về lãi suất kỳ hạn dài trên thị trường là VPBank với lãi suất cao nhất lên tới 9,2% cho các khoản tiền gửi 5 tỷ trở lên, áp dụng với kỳ hạn 5 năm. Cũng với kỳ hạn này, chứng chỉ tiền gửi từ 100 triệu đến dưới 5 tỷ là 9,0-9,1%/năm và dưới 100 triệu là 8,9%/năm.Biểu lãi suất này của VPBank áp dụng từ 9/3/2017.
Tiếp theo là Sacombank: khách hàng tham gia chứng chỉ với mệnh giá tối thiểu là 10 triệu đồng kỳ hạn 5 năm +1 ngày sẽ nhận lãi suất lên đến 8,48% một năm, còn kỳ hạn 7 năm thì sẽ hưởng lãi 8,88% một năm cho năm đầu tiên.
LienVietPostBank, Viet A Bank cũng phát hành chứng chỉ tiền gửi tương tự với lãi suất siêu ưu đãi. Thậm chí, Việt Á còn đưa ra chứng chỉ kỳ hạn khá ngắn từ 6 tháng đến 18 tháng và được hưởng lãi suất cao nhất lên đến 8,2% một năm.
Đại diện NHNN cho rằng, việc ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn là để tăng thu hút nguồn vốn này trong bối cảnh Thông tư 06/2016/TT-NHNN có hiệu lực. Theo đó, từ đầu năm 2017, hệ số sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng từ 60% xuống 50% và đầu năm 2018 rút xuống còn 40%.
Trong đó, các chuyên gia kinh tế nhận định, ngoài áp lực của Thông tư 06, việc tăng huy động vốn kỳ hạn dài còn là do thời gian qua nhiều ngân hàng đổ xô cho vay các dự án bất động sản, giao thông có kỳ hạn 10-15 năm, trong khi đa phần vốn huy động tại các ngân hàng là vốn ngắn hạn.
Mặc dù lãi suất "siêu cao" nhưng theo phản ánh của các ngân hàng, tỷ lệ người dân gửi tiền theo dạng Chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 5-7 năm không nhiều và chỉ được phát hành với hạn mức nhất định. Do đó, việc ngân hàng đua nhau phát hành chứng chỉ lãi suất tiền gửi lãi suất cao, áp dụng cho kỳ hạn dài không ảnh hưởng nhiều đến mặt bằng lãi suất nói chung.
Riêng lãi suất tiền gửi ngắn hạn dưới 6 tháng, các ngân hàng vẫn duy trì trần lãi suất theo quy định của NHNN (không quá 5,5%/năm). Tuy nhiên, lãi suất tiền gửi cũng rất khác nhau giữa khối ngân hàng TMCP và ngân hàng TMCP nhà nước. Cụ thể, trong khi các ngân hàng TMCP nhà nước duy trì lãi suất 4,3-4,8%/năm cho kỳ hạn 1-3 tháng thì tại khối ngân hàng TMCP, lãi suất áp dụng cho kỳ hạn 31 ngày đến 5 tháng là 5,0-5,5%/năm.
Hiện các ngân hàng TMCP áp dụng lãi suất ngắn hạn gần như kịch trần là DongABank, SCB... Theo đó, lãi suất kỳ hạn từ 31 ngày trở lên với các ngân hàng này áp dụng là 5,45-5,5%/năm.

-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE -
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng -
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025