
-
Cầu vốn vay mua nhà sẽ trở lại khi mặt bằng lãi suất ổn định
-
Tín dụng chính sách xã hội ổn định sau sáp nhập
-
Cuộc đua thị phần “nóng” hơn khi bỏ room tín dụng
-
Tín dụng tăng mạnh trong nửa đầu năm 2025
-
Cách Techcombank sinh lời tự động tối ưu hoá giá trị cho khách hàng -
Lợi nhuận 6 tháng của Nam A Bank tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái
Chính vì vậy, trọng trách thúc tăng trưởng một phần đang được đặt lên vai hai chính sách tài khóa và tiền tệ, hiện được điều hành theo hướng linh hoạt, mở rộng, hiệu quả.
Đó có lẽ là một trong những căn cứ để Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ban hành Công điện số 104/CĐ-TTg về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa. Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo phải thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phù hợp; chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Cả hai chính sách phải được phối hợp chặt chẽ, hài hòa, hiệu quả với nhau và với các chính sách vĩ mô khác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Cần phải nhắc lại rằng, trong nhiều năm qua, hai chính sách tài khóa và tiền tệ đã được điều hành một cách hài hòa, nhịp nhàng, khi thắt chặt, lúc nới lỏng, rất linh hoạt và hiệu quả.
Qua đó, đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt được những kết quả tích cực, tăng trưởng khả quan, kể cả trong giai đoạn khó khăn vì đại dịch Covid-19.
Năm nay, khi Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng trên 8%, thì càng cần hơn hết sự hợp lực của cả hai chính sách này. Hiện tại, cả hai chính sách tiền tệ và tài khóa đang được thực hiện theo hướng nới lỏng hơn để thúc tăng trưởng.
Con số được công bố gần đây. Đó là tính đến ngày 30/6, tín dụng nền kinh tế đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024 và tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2022.
Trong khi đó, chính sách tài khóa cũng đang được thúc đẩy mạnh mẽ, thậm chí đóng vai trò là trụ cột tăng trưởng. Kinh tế tăng trưởng tích cực trong những năm qua, thu ngân sách đạt mức cao chính là một trong những yếu tố nền tảng để Việt Nam có thêm nguồn lực cho chính sách tài khóa mở rộng.
Chỉ riêng 6 tháng đầu năm nay, thu ngân sách đạt 1.302.100 tỷ đồng, bằng 66,2% dự toán, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2024. Thu cao, nên chi cũng tăng khi trong 6 tháng, tổng chi ngân sách khoảng 1.075.200 tỷ đồng, bằng 42,2% dự toán, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Cùng với tăng chi, nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất… cũng đã được thực hiện, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Những kết quả này là tích cực, nhưng để 6 tháng cuối năm đạt tốc độ tăng trưởng 8,4-8,5% và để cả năm tăng trưởng đạt trên 8%, thì cả chính sách tài khóa và tiền tệ cần được thực hiện hiệu quả hơn nữa. Trong đó, chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng. Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện rõ điều này.
Không chỉ là tiếp tục thực hiện các biện pháp miễn, giãn, giảm thuế, phí…, mà cần tăng cường quản lý thu ngân sách, phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 tăng ít nhất 20% so với dự toán; triệt để tiết kiệm cho thường xuyên, là bố trí đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí chi trả chính sách, chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ và các nhiệm vụ phục vụ sắp xếp đơn vị hành chính, triển khai chính quyền địa phương 2 cấp…
Để thúc đẩy tăng trưởng, cũng cần xây dựng cơ chế hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, tập trung xúc tiến, thu hút các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, công nghệ cao, giữ sạch môi trường… Và chắc chắn, phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, làm sao đạt tỷ lệ 100% vào thời điểm ngày 31/12/2025. Đây là một trong những chính sách tài khóa quan trọng, đóng vai trò làm động lực tăng trưởng cốt yếu của nền kinh tế trong năm nay, đồng thời tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển trong giai đoạn sau.
Chưa bao giờ, nguồn lực đầu tư công được bố trí lớn như năm nay, khi tổng các nguồn có thể lên tới gần 1 triệu tỷ đồng. Chưa kể, còn một nguồn lực khổng lồ, lên tới 235 tỷ USD của 2.887 dự án tồn đọng, kéo dài. Khi nguồn lực này được khơi thông, nền kinh tế sẽ có thêm động lực để tăng tốc phát triển.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo rõ, phải khẩn trương xử lý, tháo gỡ các dự án tồn đọng, vướng mắc kéo dài theo thẩm quyền để giải phóng nguồn lực cho phát triển và chống lãng phí; phải phấn đấu huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trưởng 11-12% so với năm 2024. Cũng bởi vậy, vai trò của chính sách tài khóa trong thúc đẩy tăng trưởng năm 2025 là rất lớn.
Bối cảnh hiện tại đòi hỏi càng phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ nhằm đưa nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm nay. Tất nhiên, cùng với tăng trưởng cao, không thể quên nhiệm vụ quan trọng là “ổn định kinh tế vĩ mô”. Đó cũng là lý do giải thích vì sao, cần điều hành 2 chính sách này linh hoạt, hiệu quả.

-
Hợp lực tài khóa - tiền tệ thúc tăng trưởng -
Cách Techcombank sinh lời tự động tối ưu hoá giá trị cho khách hàng -
Lợi nhuận 6 tháng của Nam A Bank tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái -
Techcombank Investment Summit 2025: “Việt Nam mới - Tầm nhìn kiến tạo giá trị” -
Cake by VPBank và hành trình xây dựng ngân hàng số theo định hướng tài chính toàn diện -
Vàng thế giới hồi phục, giá SJC niêm yết 120,8 triệu đồng/lượng -
Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Thông báo mời quan tâm dự án Tòa nhà Trụ sở chính VietinBank
-
Vietnam Airlines thông báo phát hành 900 triệu cổ phiếu ra công chúng