
-
Trước thềm ĐHĐCĐ, Imexpharm báo tin vui quý I/2025: Doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng
-
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng
-
Sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán, sẵn sàng cho KRX vận hành
-
Dự báo các cổ phiếu ngân hàng có thể bị bán mạnh bởi ETF
-
TCBS báo lãi 1.310 tỷ đồng trong quý I/2025 -
Điều chỉnh định giá thị trường chứng khoán
CTCP Chứng khoán KAFI vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2024 với doanh thu hoạt động trong kỳ tăng mạnh 102% so với cùng kỳ năm trước, đạt 340 tỷ đồng.
Hoạt động có sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất của KAFI trong quý IV vừa qua là Lãi từ các khoản cho vay và phải thu, đạt 94,7 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ 2023.
Kỳ này, KAFI còn ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính cao với 4,4 tỷ đồng, trong đó chênh lệch từ tỷ giá hối đoái đóng góp hơn 3,3 tỷ.
Dù chi phí lãi vay tăng mạnh 77% nhưng doanh thu tăng cao đã giúp lợi nhuận sau thuế quý cuối năm 2024 của KAFI đạt 86,3 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 38%.
Cả năm 2024, tổng doanh thu hoạt động của KAFI đạt 955,9 tỷ đồng, gần gấp đôi doanh thu năm 2023. Trong đó, các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng. Đặc biệt tăng mạnh nhất là lãi cho vay và phải thu tăng đến 276%, đạt 260 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính tự lập, tổng tài sản công ty chứng khoán này đạt 16.054 tỷ đồng cuối năm 2024, đã tăng hơn 9.500 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Phần lớn tài sản nằm ở các tài sản FVTPL (8.879 tỷ đồng) và các khoản cho vay (5.359 tỷ đồng).
Trong đó, các khoản cho vay đã tăng thêm 4.200 tỷ đồng trong năm 2024, tương đương gấp gần 5 lần số dư cho vay đầu năm, trong đó 99,3% dành cho hoạt động cho vay ký quỹ (margin).
![]() |
Giá trị cho vay hoạt động ký quỹ của KAFI tăng mạnh trong năm 2024 |
KAFI cho biết, chứng khoán của nhà đầu tư tham gia vào giao dịch ký quỹ được công ty giữ như tài sản cầm cố cho khoản vay này của nhà đầu tư với công ty. Tại ngày 31/12/2024 và ngày 31/12/2024, giá trị mệnh giá của chứng khoán làm tài sản cầm cố cho các khoản cho vay giao dịch ký quỹ lần lượt là 6.038 tỷ đồng và 1.350 tỷ đồng, giá trị thị trường của chứng khoán làm tài sản cầm cố cho các khoản vay giao dịch ký quỹ lần lượt là 12.793 tỷ đồng và 2.857 tỷ đồng.
Còn về danh mục tự doanh, các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ chiếm 8.842 tỷ đồng, gấp đôi hồi đầu năm. Trong đó, đến 7.044 tỷ đồng được KAFI để vào giấy tờ có giá và tiền gửi có kỳ hạn và hơn 1.086 tỷ đồng là trái phiếu chưa niêm yết của tổ chức tín dụng. Chỉ có khoảng 560 tỷ đồng được KAFI đầu tư vào cổ phiếu niêm yết.
Trong năm qua, công ty đã đẩy vốn điều lệ tăng từ 1.500 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng. Nợ phải trả cũng tăng mạnh từ 4.894 tỷ đồng hồi đầu năm lên 10.783 tỷ đồng cuối năm. Trong đó, hơn 10.474 tỷ đồng là vay nợ thuê tài sản tài chính ngắn hạn, bao gồm 60% là vay ngân hàng, tổ chức tài chính và còn lại là vay từ các tổ chưucs cá nhân theo các gói giao dịch K-Wealth và vay bên thứ ba.
-
Trước thềm ĐHĐCĐ, Imexpharm báo tin vui quý I/2025: Doanh thu thuần đạt 594 tỷ đồng
-
CEO BSC hé lộ lợi thế khi kết nối KRX, dự cảm thị trường gần mốc nâng hạng
-
Sửa đổi quy định đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán, sẵn sàng cho KRX vận hành
-
Loạt trụ cột nhóm VN30 tăng mạnh, FPT hồi phục trở lại sau phiên bán tháo
-
Dự báo các cổ phiếu ngân hàng có thể bị bán mạnh bởi ETF -
TCBS báo lãi 1.310 tỷ đồng trong quý I/2025 -
Điều chỉnh định giá thị trường chứng khoán -
ĐHĐCĐ Khải Hoàn Land: Năm 2025 là “năm bản lề” đón chu kỳ tăng trưởng mới -
Sắc đỏ áp đảo, VN-Index giảm gần 14 điểm -
Đã có hướng dẫn tiêu chí xác định đơn vị được kiểm toán là doanh nghiệp có quy mô lớn -
Quỹ ngoại bất ngờ thành cổ đông lớn của Công ty chứng khoán APG
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu