
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về một số khó khăn, vướng mắc khi triển khai Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc.
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, theo chủ trương đầu tư được duyệt, phần vốn Nhà nước tham gia Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc không cao (6.500 tỷ đồng, chiếm 37,79% sơ bộ tổng mức đầu tư).
Bên cạnh đó, Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc không áp dụng cơ chế chia sẻ phần doanh thu giảm nên tính khả thi của Dự án không cao và giảm sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng cho vay vốn.
Về khung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư của Dự án theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1222/TTg-CN ngày 25/11/2023 thì chi phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tăng 1.699 tỷ đồng so với chủ trương đầu tư (từ 1.122 tỷ đồng lên 2.821 tỷ đồng) nhưng do giảm chi phí xây dựng và các chi phí khác khoảng 779 tỷ đồng nên tổng mức đầu tư Dự án ở bước Báo cáo nghiên cứu khả thi tăng lên 18.120 tỷ đồng.
Việc tăng tổng mức đầu tư nêu trên đã giảm tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào Dự án (từ 37,79 % xuống còn 36%) và làm tăng thời gian hoàn vốn của Dự án là 28 năm 7 tháng là khá dài so với dự án cao tốc khác (dưới 20 năm), như: Diễn Châu - Bãi Vọt (vốn ngân sách Nhà nước chiếm 54%), Cam Lâm - Vĩnh Hảo (vốn ngân sách Nhà nước chiếm 64%), Đồng Đăng - Trà Lĩnh (vốn ngân sách Nhà nước chiếm 68%)…
Vấn đề này, UBND tỉnh Lâm Đồng đã báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung ngân sách Trung ương khoảng 2.410 tỷ đồng cho Dự án (tương đương ngân sách Nhà nước tham gia vào Dự án là 8/910 tỷ đồng, chiếm 49,56% tổng mức đầu tư); đồng thời cho phép Dự án được áp dụng cơ chế chia sẻ phần doanh thu giảm. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến các Bộ, ngành Trung ương để tổng hợp báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ.
Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 10/11/2022. Theo đó, tuyến đường này có chiều dài 66km (trong đó, đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng có chiều dài 55km).

-
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn